, 04/12/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 51 (12/2018)
Trang Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học Công nghệ 2 VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Hoàng Ngọc Tuấn Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Trung và Tây Nguyên 9 ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG CHỊU VỚI HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN VÀ KHAI THÁC NƯỚC Hoàng Ngọc Tuấn, Phạm Ngọc Phúc Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là một trong số 08 lưu vực sông lớn liên tỉnh của Việt Nam với tổng lượng dòng chảy năm khoảng trên 10 tỷ m3 nước. Trong những năm gần đây ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, việc khai thác rừng đầu nguồn cạn kiệt, hay việc xây dựng một loạt các công công trình thủy điện lớn phía thượng nguồn đã làm thay đổi dòng chảy về hạ lưu dẫn đến tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên và gây ra nhiều ảnh hường lớn đến vấn đề cấp nước tưới cho ngành nông nghiệp và đặc biệt là cấp nước sinh hoạt ở phía hạ du. Vấn đề này gây ra nhiều khó khăn, thách thức lớn đối với lĩnh vực cấp nước cho thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là đối với Đà Nẵng, một đô thị lớn, có tốc độ gia tăng dân số cao trong giai đoạn gần đây. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cánh toàn diện nhằm xác định những yếu tố tác động chính đến nguồn nước mặt trên lưu vực sông này để từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp là hết sức cần thiết. Bài báo này sẽ giới thiệu một số kết quả nghiên cứu chính về vấn đề nêu trên. Từ khóa: Mô hình Weap, Vu gia Thu bồn, Nhà máy nước Cầu Đỏ, Hòa Liên, Biến đổi khí hậu, tài nguyên nước 26 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 21-SW ĐỂ XÁC ĐỊNH Kiều Xuân Tuyển, Nguyễn Đình Quang Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên Phan Thị Tường Vi Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi miền Trung Đảo Phú Quý là một huyện đảo của tỉnh Bình thuận, cách Trường Sa khoảng 400km. Từ vị trí đảo Phú Quý, với trạm ra đa quan sát biển có thể kiểm soát toàn bộ tuyến đường hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương. Vì vậy, Phú Quý có vị trí cực kỳ quan trọng về an ninh quốc phòng, là hậu phương và là nơi trung chuyển nhu yếu phẩm cho các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa ngoài khơi xa. Hiện nay đảo Phú Quý bị xâm thực rất nghiêm trọng. Trong bài báo này, tác giả đã ứng dụng mô hình MIKE 21-SW tính toán lan truyền sóng nước sâu, để từ đó xác định các thông số sóng thiết kế ở khu vực ven bờ trên đảo Phú Quý, phục vụ tính toán thiết kế các công trình bảo vệ bờ trên đảo. Từ khóa:Lan truyền sóng, thông số sóng thiết kế, đảo Phú Quý 34 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE TRONG TÍNH TOÁN Hoàng Ngọc Tuấn, Võ Thị Tuyết Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên Lưu vực sông Sê San là một trong những lưu vực sông lớn của nước ta, trong thời gian qua thiên tai do lũ lụt xảy ra với ngày càng nghiêm trọng đặc biệt là tại tỉnh Kon Tum, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống cũng như tài sản của người dân khu vực hạ lưu. Vì vậy, cần nghiên cứu, tính toán đánh giá dòng chảy lũ trên lưu vực sông Sê San theo Quy trình vận hành liên hồ chứa (QĐ 215/QĐ-TTg 2018 của Thủ Tướng Chính phủ) cho 8 hồ chứa: Thượng Kon Tum, Đăk Bla 1, Plei Krong, Ialy, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại cho hạ du khi lũ lụt xảy ra. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu ứng dụng mô hình MIKE để tính toán thủy văn, thủy lực mùa lũ và mô phỏng dòng chảy lũ khi các hồ xả lũ theo các kịch bản đã xây dựng trên lưu vực sông Sê San Từ khóa: mô hình MIKE NAM, MIKE 11, hiệu chỉnh, kiểm định, hồ chứa 43 Trần Minh Thái, Nguyễn Tài Thành, Dương Ngọc Hùng Viện khoa học Thuỷ lợi miền Trung và Tây Nguyên Trong những năm gần đây, đập Trụ đỡ đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả lớn về kinh tế - kỹ thuật. Đặc biệt là đối với công trình ngăn sông vùng ven biển. Miền Trung có hệ thống sông tương đối dày đặc và mang đặc điểm nổi bật là có độ dốc lớn, lũ cao trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô. Việc nghiên cứu ứng dụng đập Trụ đỡ trong xây dựng các công trình ngăn sông vùng ven biển miền Trung nhằm ngăn mặn, giữ ngọt là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng. Bài báo giới thiệu khái quát về công nghệ đập Trụ đỡ và phân tích các đặc điểm tự nhiên cũng như triển vọng áp dụng để thiết kế xây dựng công trình ngăn sông vùng ven biển miền Trung. Từ khóa:Công trình ngăn sông, đập Trụ đỡ, ven biển miền Trung. 48 Kiều Xuân Tuyển, Nguyễn Đình Quang Viện Khoa học Thủy lợi Miền Trung và Tây Nguyên Thiên tai hạn hán và lũ lụt diễn biến hết sức phức tạp và đan xen, không tuân theo quy luật chung của thời tiết trong thời gian gần đây. Việc bố trí sản xuất theo kinh nghiệm dần không còn thích hợp và công tác quản lý cần các công cụ hỗ trợ để ra quyết định bố trí sản xuất thích hợp. Việc tính toán đánh giá và cung cấp các thông tin về điều kiện nguồn nước cũng như dự báo khả năng nguồn nước trong thời hạn ngắn và thời hạn vừa là việc làm hết sức cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất trong tình hình khí hậu và nguồn nước có nhiều biến động như trong thời gian vừa qua. Bài báo này trình bày kết quả dự báo nguồn nước bằng mô hình MIKE-NAM cho các hồ chứa vừa và lớn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và phụ cận phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cấp nước cho sản xuất nông nghiệp năm 2017. 54 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHAI THÁC NƯỚC MẶT TẠI CÁC SÔNG, SUỐI NHỎ PHỤC VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ TƯỚI CHO CÂY TRỒNG VÙNG MIỀN NÚI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Mã Văn Hùng, Nguyễn Văn Lực, Lê Văn Tuân, Bùi Khắc Xuân Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên Hiện nay, việc cấp nước sạch cho người dân vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực miền núi của Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, do đặc thù chênh cao địa hình lớn, phạm vi khu vực rộng, phân bố dân cư thưa thớt, cách xa nguồn cấp nước sạch của Thành phố. Vấn đề đặt ra là phải đảm bảo 100% người dân được dùng nước sạch hợp vệ sinh, cũng như đảm bảo nguồn nước tưới ổn định cho cây trồng, vì thế cần có giải pháp cấp nước tại chỗ, hiệu quả, tận dụng được nguồn nước hiện có từ các sông, suối nhỏ của địa phương. Trong bài báo này, chúng tôi đề cập đến kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Thành phố đã thực hiện, trong đó tập trung vào các giải pháp có thể khai thác nước tại chỗ từ các sông, suối nhỏ phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như tập quán sinh hoạt. Từ khóa: Công nghệ cấp nước, bơm va, vùng cao. 63 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC BIỂN PHỤC VỤ NUÔI TRỔNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ Hoàng Ngọc Tuấn, Phạm Ngọc Phúc, Nguyễn Ngọc Vinh, Nguyễn Văn Lực, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, có đường bờ biển dài hơn 1000 km, có nhiều đầm vịnh lớn, điều khiện khí hậu thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản với quy mô tập trung theo hướng thâm canh. Giá trị kinh tế do ngành nuôi trồng Thủy sản mang lại chiếm một tỷ trọng rất cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, sự phát triển của ngành này đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức lớn. Một trong những vấn đề tồn tại, bất cập chủ yếu đó là chưa chủ động nguồn nước mặn (đảm bảo lưu lượng, tổng lượng và chất lượng) cũng như giải quyết ô nhiễm môi trường, phát sinh và lây lan dịch bệnh trong các vùng nuôi. Trong khuôn khổ bài báo này sẽ đề cập các vấn đề nêu trên và giới thiệu một số giải pháp cấp nước biển trên thế giới và Việt nam đang áp dụng có thể tham khảo cho khu vực Nam Trung Bộ. Từ khóa: Giải pháp cấp nước biển, nuôi trồng thủy sản, Nam Trung Bộ 75 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ CỰC TRỊ VÀ TÍNH BIẾN ĐỘNG CỦA YẾU TỐ GIÓ TẠI ĐẢO LÝ SƠN Kiều Xuân Tuyển Viện KHTL Miền Trung và Tây Nguyên Phan Thị Tường Vi Cao đẳng Công nghệ Kinh tế và Thủy lợi miền Trung Khái niệm cực trị tốc độ gió ở đây được hiểu theo nghĩa là giá trị lớn nhất trong một khoảng thời gian quan trắc và phương pháp phân tích cực trị, được áp dụng để xác định các trị số tốc độ gió theo hướng thịnh hành ứng với chu kỳ lặp lại nào đó. Trong thực tiễn kỹ thuật biển, các chu kỳ lặp được sử dụng nhiều nhất nằm trong khoảng từ 50 năm đến 200 năm, tuy nhiên đi với các công trình có ý nghĩa kinh tế, xã hội và lịch sử cao, người ta thường sử dụng chu kỳ lặp 500 năm, 1000 năm, thậm chí 10000 năm. Các trị số đặc trưng mang tính chất quy luật theo mùa cũng như các giá trị cực trị tần suất hiếm, những thông tin này rất quan trọng đối với công tác thiết kế công trình ven bờ biển, sẽ giúp ích nhiều cho định hướng phát triển kinh tế của huyện đảo, quy hoạch khu neo đậu tầu thuyền tránh trú bão, phát triển điện gió ...bài báo này trình bày kết quả tính toán giá trị cực trị và tính biến động của yếu tố gió trên đảo Lý Sơn của đề tài KC09.11/11-15. Từ khóa: đảo Lý Sơn, cực trị, yếu tố gió 84 GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC MẶN PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG NAM TRUNG BỘ BẰNG TRẠM BƠM VÀ GIẾNG LỌC NGẦM ĐẶT TRONG BỜ, ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM CHO CÔNG TRÌNH HÒA AN, XÃ TAM HÒA, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM Hoàng Ngọc Tuấn, Phạm Ngọc Phúc Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên Trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) thì việc đảm bảo cấp nước mặn chủ động (đủ lưu lượng và chất lượng) đóng vai trò quan trọng quyết định. Hiện nay khu vực ven biển Nam Trung Bộ đang phát triển rất mạnh ngành NTTS do hiệu quả kinh tế mang lại rất lớn. Tuy nhiên vấn đề cấp nước biển sạch phục vụ NTTS đang gặp rất nhiều khó khăn do phát triển ồ ạt, khó kiểm soát dẫn đến nước thải của nhà trên xả xuống nguồn cấp của nhà dưới, dẫn đến tính trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng . Cùng với đó là hiện nay chưa có các khuyến cáo hướng dẫn người dân khu vực nào có thể khai thác nước ngầm, vùng nào khai thác nước mặt cũng như tính toán thiết kế một cách bài bản. Nhằm giải quyết vấn đề cấp nước biển sạch vùng ven bờ cho người dân. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu kết quả nghiên cứu chính đối với giải pháp này cũng như ứng dụng tính toán , thiết kế, thi công xây dựng cho một công trình cụ thể tại tỉnh Quảng Nam, nơi bãi biển có mực nước ngầm cao, cát biển dạng hạt thô và vùng nuôi xa bờ . Từ khóa: Trạm bơm nước biển, giếng lọc ngầm, nuôi trồng thủy sản, Nam Trung Bộ 100 KẾT QUẢ NGHIÊN CƯU XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC CHO CÁC HỒ CHỨA PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THUỘC LƯU VỰC SÔNG VU GIA THU BỒN Đỗ Quý Bằng, Trương Văn Kiên, Nguyễn Ngọc Hải Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên Tính toán cân bằng nước (CBN) hoàn toàn có thể được xây dựng dựa trên các ngôn ngữ lập trình thông dụng hiện nay. Trong nghiên cứu này ngôn ngữ lập trình VB6 là công cụ dùng để nghiên cứu thiết kế và xây dựng một công cụ tính toán (Ứng dụng CBN - 2017), với mục đích, sử dụng nó trong tính toán cân bằng nước cho các hồ chứa theo thời gian thực. Kết hợp ứng dụng này với mô hình mưa dòng chảy MIKE NAM để phục vụ cho công tác Dự báo nguồn nước. Năm 2017 ứng dụng này đã được sử dụng để phục vụ tính CBN cho các hồ chứa nước vừa và nhỏ thuộc lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn và các vùng phụ cận, thuộc nội dung Nhiệm vụ thường xuyên do Tổng cục Thủy lợi giao. Kết quả tính toán, xác định được dung tích, mực nước hồ cuối mỗi ngày, lượng nước xả qua tràn, tổng lượng nước thiếu từng ngày,...; Nghiên cứu này sẽ đóng góp một giải pháp nhỏ về ứng dụng công nghệ tin học trong ngành nông nghiệp, thủy lợi. Từ khóa: Cân bằng nước , Nguồn nước, Dự báo nguồn nước, Mực nước 111 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI NGANG CỦA CỌC ĐƠN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHI GIA CỐ LỚP BỀ MẶT MÓNG CỌC BẰNG XI MĂNG ĐẤT Trần Minh Thái Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên Hiện nay, lý thuyết để xác định sức chịu tải ngang của cọc đơn đã được phổ biến cho các loại cọc đối với từng loại đất đặc trưng trong xây dựng công trình. Việc sử dụng cọc xi măng đất để gia cố lớp bề mặt móng cọc là giải pháp khá mới mẻ tại Việt Nam nhằm gia tăng sức chịu tải ngang cho công trình, đặc biệt là công trình thuỷ lợi khi có lực ngang lớn. Lựa chọn phương pháp tính toán phù hợp cũng như việc xác định được hệ số nền của lớp gia cố sẽ giúp cho việc tính toán thiết kế móng được thuận lợi và hiệu quả. Trong bài báo này, tác giả tập trung phân tích các phương pháp tính toán sức chịu tải ngang từ đó lựa chọn phương pháp tính toán phù hợp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh đó đề xuất các hệ số nền cho đất đại diện của vùng cũng như của lớp đất được gia cố xi măng đất và cách xác định sức chịu tải ngang cho các loại cọc phổ biến hiện nay. Từ khóa: tính toán sức chịu ngang cọc đơn, móng cọc, xi măng đất, gia cố bề mặt nền móng. 119 NGHIÊN CỨU TRƯỜNG SÓNG, DÒNG CHẢY VEN BỜ VÙNG BIỂN ĐẢO LÝ SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI Nguyễn Ngọc Hải Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên Phan Thị Tường Vi Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi miền Trung Huyện đảo Lý Sơn được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi vào năm 1993. Đảo Lý Sơn còn có tên gọi khác là Cù Lao Ré nằm trên vùng biển Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi . Những năm gần đây, với sự biến đổi khí hậu xảy ra trên phạm vi toàn cầu, chế độ sóng, dòng chảy ven bờ đảo Lý Sơn có sự biến đổi về tần suất cũng như cường độ tác động lên bờ đảo gây xói mòn, sạt lở bờ, diện tích của đảo ngày càng bị thu hẹp. Bằng phương pháp mô hình toán, bài viết sẽ mô phỏng lại các chế độ sóng, dòng chảy. Kết quả đạt được sẽ là xu thế chuyển động của các trường sóng, dòng chảy và giá trị vận tốc cực đại chúng khi tác động vào bờ. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà quản lý sẽ có cơ sở để lên các phương án bảo vệ bờ phù hợp. Từ khóa: Chế độ sóng, dòng chảy ven bờ, sạt lở bờ, vận tốc cực đại, xói mòn 125 GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ Trần Minh Thái, Lê Hồng Lưu, Dương Ngọc Hùng Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên Trong những năm gần đây tình trạng hạn hán và thiếu nước về mùa khô ở Tây Nguyên ngày càng trầm trọng. Bài báo nêu lên thực trạng sử dụng nước và đưa ra các giải pháp phát triển công nghệ thủy lợi nhỏ về thu, trữ nước mặt nhằm tạo nguồn cấp nước tưới cho những vùng thường xuyên bị thiếu nước, hạn hán phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực Tây Nguyên. Từ khóa: Công trình thuỷ lợi nhỏ, thu trữ nước mặt, hạn hán, Tây Nguyên.
THƯỢNG NGUỒN ĐẾN HẠ LƯU SÔNG VU GIA - THU BỒN THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CÁC THÔNG SỐ SÓNG THIẾT KẾ Ở KHU VỰC VEN BỜ TRÊN ĐẢO PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN
THỦY VĂN, THỦY LỰC MÙA LŨ LƯU VỰC SÔNG SÊ SAN KHI XÉT ĐẾN QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨACÔNG NGHỆ ĐẬP TRỤ ĐỠ VÀ TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGĂN SÔNG VÙNG VEN BIỂN MIỀN TRUNG
DỰ BÁO NGUỒN NƯỚC ĐẾN CÁC HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG VU GIA - THU BỒN VÀ PHỤ CẬN PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH CẤP NƯỚC CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2017
Đặng Thị Nga, Lê Văn Tuân
BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH TOÁN
VỀ THU TRỮ NƯỚC NHẰM ỨNG PHÓ HẠN HẠN CHO NÔNG NGHIỆP KHU VỰC TÂY NGUYÊN