TextBody
Huy chương 2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 52 năm 2019

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 52
(1/2019)

 

Trang

Tên bài báo

Tác giả

Tóm tắt

I

Khoa học Công nghệ

 

 

2

VIỆN THỦY ĐIỆN VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

 

TS. Nguyễn Minh Việt

Viện trưởng Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo

 

 

8

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THỦY LỢI

Đoàn Thế Lợi,Lê Thu Phương

Viện kinh tế và Quản lý thủy lợi

Luật Thủy lợi có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/7/2018. Điểm mới được đánh giá là quan trọng nhất, mang tính “đột phá“ của Luật Thủy lợi là thay đổi cách tiếp cận về công tác thủy lợi từ "phục vụ" sang hoạt động "dịch vụ" và chuyển từ cơ chế phí sang cơ chế giá. Sản phẩm, dịch vụ khai thác từ công trình thủy lợi khá phong phú, đa dạng với nhiều loại khác nhau, phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau. Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi vừa có tính chất "công” vừa có tính chất “tư", chịu tác động của các yếu tố chính trị, xã hội nên khá nhạy cảm… Xây dựng khung thể chế về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợicần phải làm rõ nội hàm giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi. Giá là khoản tiền phải trả cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nhưng là mức giá bao nhiêu ứng với loại sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nào, mục đích sử dụng nào và đối tượng sử dụng nào? căn cứ nào để xác định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi? mức trợ giá, trợ cấp, hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi như thế nào để vừa đạt được các mục tiêu công bằng và hiệu quả, phù hợp với các chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn phát triển?... đây là những vấn đề cần được nghiên cứu sâu để cụ thể hóa trong quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thủy lợi.

Bài viết trình bày tóm tắt các cơ sở khoa học định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, các phương pháp định giá và đề xuất các phương án giá dịch vụ thủy lợi và lộ trình thực hiện theo quy định của Luật Thủy lợi.

24

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRO BAY NHIỆT ĐIỆN LÀM PHỤ GIA KHOÁNG HOẠT TÍNH CHO BÊ TÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐẦU MỐI HỒ CHỨA NƯỚC BẢN MÔNG TỈNH NGHỆ AN

Hoàng Phó Uyên

Viện Thủy công

 

The paper presents the reaseach results using fly – ash as an active mineral addmixture for concrete heawork of BAN MONG, realized by Building Material Reseach Department of HYCI

34

CƠ SỞ KHOA HỌC LỰA CHỌN TIÊU CHUẨN
CHUYỂN VỊ NGANG ĐẬPTRỤ ĐỠ ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH
ĐẬP NGĂN MẶN SÔNG HIẾU

Trần Văn Thái

Viện thủy công

Đến nay Đập trụ đỡ đã được ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả trên toàn quốc để xây dựng công trình ngăn sông. Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế và thi công đập trụ đỡ cũng đã được ban hành. Trong quá trình triển khai áp dụng, tiêu chuẩn chuyển vị ngang của móng trụ đỡ vẫn còn nhiều vấn đề còn bàn cãi. Bài báo này trình bày cơ sở khoa học lựa chọn chuyển vị ngang của đập trụ đỡ phục vụ cho tính toán thiết kế và áp dụng cho công trình Cống đập ngăn mặn Sông Hiếu - Quảng Trị

Từ khóa: đập trụ đỡ, chuyển vị ngang đập trụ đỡ, chuyển vị

40

DÒNG NĂNG LƯỢNG SÓNG HƯỚNG BỜ
VÀ DỌC BỜ BIỂN NAM TRUNG BỘ

 

Phạm Trung

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

Năng lượng sóng là một trong những tác nhân quan trọng của hiện tượng sạt lở bờ biển. Mật độ năng lượng sóng vùng ven biển Nam Trung Bộ có trị số cao nhất so với các vùng ven biển khác của Việt nam và thay đổi mạnh giữa mùa gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Nghiên cứu các thành phần dòng năng lượng sóng hướng bờ và dọc bờ biển Nam Trung Bộ nhằm đánh giá nguy cơ sạt lở bờ biển đồng thời làm cơ sở đề xuất giải pháp kỹ thuật để ổn định đường bờ biển.

Từ khóa:Nam Trung Bộ, Năng lượng sóng biển, sạt lở bờ biển, …

48

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN HẠN HÁN TRÊN LƯU VỰC SÔNG HỒNG - THÁI BÌNH BẰNG BỘ DỮ LIỆU KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN KHÔI PHỤC TỪ MÔ HÌNH KẾT HỢP WEHY-WRF

Hồ Việt Cường, Nguyễn Thị Ngọc Nhẫn, Trần Văn Bách

Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về Động lực học sông biển

Trịnh Quang Toàn

Đại học tổng hợp California, Davis - Hoa Kỳ

 

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng bộ mô hình khí tượng thủy văn kết hợp WEHY-WRF (Watershed Environmental Hydrology - Weather Research and Forecasting) để tính toán khôi phục các quá trình mưa và dòng chảy trên toàn bộ lưu vực sông Hồng - Thái Bình bao gồm cả phần lưu vực thuộc lãnh thổ Trung Quốc và Lào. Từ bộ dữ liệu khôi phục, tiến hành các nghiên cứu đánh giá về diễn biến hạn hán trên lưu vực thông qua việc tính toán, phân tích diễn biến của các chỉ số về hạn khí tượng (SPI) và hạn thủy văn (SDI) theo không gian và thời gian, từ năm 1960-2015.

Từ khóa: mô hình WEHY-WRF, khôi phục dữ liệu, dữ liệu toàn cầu, chỉ số SPI, SDI, lưu vực sông Hồng - Thái Bình.

65

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MÔ ĐUN ĐÀN HỒI CỦA VẬT LIỆU HỖN HỢP ASPHALT CHÈN TRONG ĐÁ HỘC CHO KẾT CẤU BẢO VỆ MÁI ĐÊ BIỂN

Nguyễn Mạnh Trường

Viện Bơm và Thiết bị Thủy lợi

Bài báo trình bày nghiên cứu mô hình thí nghiệm mô đun đàn hồi của vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc cho kết cấu bảo vệ mái đê biển trong phòng thí nghiệm, để thay thế cho việc thí nghiệm mô đun đàn hồi ngoài hiện trường, sẽ mất rất nhiều thời gian và kinh phí, với một giá trị quy đổi tương đương, để phục vụ cho công tác tính toán kết cấu bảo vệ mái đê biển bằng vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc.

Từ khóa: Đê biển, Vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc

76

TƯỜNG CHỐNG THẤM XI MĂNG ĐẤT TẠO BỞI
KHOAN PHỤT CAO ÁP ĐỊNH HƯỚNG

Vũ Bá Thao, Phạm Văn Minh

Viện Thuỷ Công

Khoan phụt cao áp định hướng (KPCAĐH) là một biện pháp khoan phụt cải tiến từ công nghệ khoan phụt cao áp - Jet Grouting (KPCA) bằng cách điều chỉnh hướng phụt vữa để tạo tường chống thấm xi măng đất dạng tấm. Công nghệ KPCAĐH được sử dụng phổ biến trên thế giới, đã đưa vào trong tiêu chuẩn phụt vữa cao áp của châu Âu - EN 12716:2001 và Trung Quốc - DL/T 5200-2004, nhưng chưa từng được áp dụng tại Việt Nam. Nhóm tác giả thông qua hơn 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu ứng dụng công nghệ KPCA trong nước và gần đây tiếp cận công nghệ mới KPCAĐH ở nước ngoài, tiến hành tóm lược nguyên lý công nghệ, thông số thiết kế và thi công, phương pháp đánh giá chất lượng tường xi măng đất tạo bởi KPCAĐH. Kết quả sửa chữa chống thấm một đập đất ở nước ngoài bằng công nghệ này cũng được trình bày. Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy sử dụng KPCAĐH chống thấm cho nền và thân đê, đập đất, hố móng đạt hiệu quả tốt.

Từ khóa:Khoan phụt cao áp Jet Grouting, Khoan phụt cao áp định hướng, Tường xi măng đất, Xử lý thấm.           

85

GIẢi PHÁP CỦNG CỐ CÁC TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THỦY LỢI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HỢP PHẦN Nghiên cỨu, nâng cao
năng lỰC VẬN hành hỆ thỐng thỦy lỢi tỉnh NINH THUẬN

Nguyễn Xuân Thịnh

Trung tâm Tư vấn PIM

Luật Thủy lợi ra đời và có hiệu lực từ 01/7/2018 đã thể hiện cách tiếp cận mới trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi khi quan điểm chuyển từ phục vụ sang dịch vụ và lấy người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi làm trung tâm. Theo đó, nhiều quy định liên quan đến quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cũng thay đổi so với trước, như quy định về mô hình, số lượng thành viên, điều lệ, quy chế hoạt động tổ chức thủy lợi cơ sở; yêu cầu năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi,… vì vậy, các tổ chức dùng nước hiện có cần phải được củng cố để phù hợp với Luật Thủy lợi. Thời hạn hoàn thành theo quy định là 3 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực.

Thực thi Luật Thủy lợi trong bối cảnh hầu hết các tổ chức dùng nước chưa đáp ứng được quy định là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đặc biệt đây là vấn đề phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, đối tượng chịu tác động lớn,... do vậy, nếu không có giải pháp phù hợp thì khó có thể hoàn thành theo kế hoạch yêu cầu. Trong bài viết này, dựa trên kinh nghiệm thực hiện thành lập, củng cố các TCDN trong khuôn khổ Hợp phần “Nghiên cứu, nâng cao năng lực vận hành hệ thống thủy lợi tỉnh Ninh Thuận”, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp chính cho việc củng cố các TCDN hiện có đáp ứng được quy định của Luật Thủy lợi đối với tổ chức thủy lợi cơ sở.

Từ khóa:TCDN, Tổ chức hợp tác dùng nước, tổ chức thủy lợi cơ sở.

94

TÍNH TOÁN LỰA CHỌN MÓNG CỌC TỐI ƯU CHO ĐẬP TRỤ ĐỠ

Trần Văn Thái

Viện thủy công

Đặc điểm của Đập trụ đỡ là ngoài chịu tải trọng đứng còn phải chịu tải trọng ngang, thành phần tải trọng ngang trong công trình thủy lợi thường rất lớn, phụ thuộc nhiều vào chênh lệch cột nước trước và sau công trình. Trong khi đó khả năng chịu tải trọng đứng của móng cọc lớn hơn rất nhiều lần so với khả năng chịu tải trọng ngang. Do đó lựa chọn loại móng cọc và sơ đồ bố trí cọc quyết định đên hiệu quả của công trình. Bài báo này tính toán và so sánh 3 loại móng cọc khác nhau cho móng một công trình đập trụ đỡ trong thực tế với cùng một loại tổ hợp tải trọng, từ đó lựa chọn được sơ đồ bố trí móng cọc tối ưu nhất.

Từ khóa: Móng cọc xiên chéo, đập trụ đỡ, móng cọc

100

BIẾN ĐỔI hình thái CỬA sông ven biỂN nam trung BỘ DƯỚI tác đỘng cỦa NƯỚC BIỂN dÂng

Phạm Trung

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

Nước biển dâng (NBD) là một trong những hệ quả của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Các dải đất thấp ven biển trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam sẽ chịu tác động của hiện tượng NBD bao gồm gia tăng ngập lụt làm biến mất cơ hội định cư và sản xuất cho hàng chục triệu người; Đường bờ biển vốn đang bị tác động xâm thực của sóng biển sẽ có nguy cơ bị biến động mạnh mẽ hơn trong các thập niên sắp tới, đặc biệt các cửa sông ven biển Nam Trung Bộ (NTB) có nguy cơ bị bồi lấp nghiêm trọng.

Dòng năng lượng sóng hướng bờ và dọc bờ vùng nước nông ven bờ biển NTB được tính toán với các kịch bản NBD trình bày trong nghiên cứu này được sử dụng như một công cụ dự đoán nguy cơ biến đổi đường bờ biển và vùng cửa sông Nam Trung Bộ dưới tác động của NBD.

Từ khóa:Nam Trung Bộ, Nước biển dâng, Biến đổi đường bờ bờ biển, cửa sông…

108

SỬ DỤNG MẠNG NƠ-RON NHÂN TẠO DỰ BÁO MỰC NƯỚC SÔNG CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA THỦY TRIỀU

Hồ Việt Tuấn

Công ty TNHH Framgia Việt Nam

Hồ Việt Hùng

Trường Đại học Thủy Lợi

Mạng nơ-ron hồi quy (Recurrent Neural Network - RNN) được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có thủy lợi. Các mô hình RNN được ứng dụng để dự báo mực nước sông, lưu lượng đến hồ chứa… Trongbài báo này, các tác giả đã thiết lập một mô hình Long Short-Term Memory network (LSTM), một dạng đặc biệt của RNN, để dự báo mực nước ở hạ lưu cống - âu thuyền Cầu Cất thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Dữ liệu đầu vào của mô hình chỉ là mực nước ở hạ lưu cống Cầu Cất trong quá khứ, kết quả dự báo là mực nước ở đó cho 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ trong tương lai. Mô hình mà các tác giả đề xuất cho kết quả có độ chính xác cao và ổn định, hệ số Nash dao động từ 95.3% đến 91.6% tương ứng với các trường hợp dự báo. Vì vậy, có thể ứng dụng mô hình này để dự báo mực nước tại các cống vùng triều, giúp cho việc vận hành cống an toàn, hiệu quả.

Từ khóa:Mạng nơ-ron hồi quy (RNN), LSTM, dự báo mực nước, âu thuyền Cầu Cất

117

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU VỀ DÒNG BIẾN LƯỢNG VÀ MÁNG TRÀN BÊN

 

Hoàng Nam Bình

Trường Đại học Giao thông Vận tải

Đường tràn ngang là loại công trình tháo lũ tiêu biểu của loại đập vật liệu địa phương khi địa hình nhỏ hẹp không thể bố trí loại tràn dọc. Loại công trình thủy lực máng tràn bên của đường tràn ngang trong công trình hồ chứa nước đã được các nhà thủy lực học quan tâm nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỷ XX. Dòng chảy trong máng tràn bên là bài toán tiêu biểu cho dòng chảy có lưu lượng thay đổi dọc theo chiều dòng chính. Công trình đập Hoover trên sông Colorado trên biên giới bang Nevada và Arizona - Mỹ được biết đến là công trình đầu tiên ứng dụng loại đập tràn ngang dựa trên kết quả của dự án nghiên cứu thử nghiệm lớn vào giữa những năm 30 của thế kỷ XX. Bài báo sẽ điểm lại những công trình khoa học đáng chú ý trong nước và thế giới về việc nghiên cứu loại công trình thủy lực này cũng như phương trình dòng biến lượng có lưu lượng tăng dần dọc theo chiều dòng chảy chính. Những thông tin trong bài báo sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng thủy lực thú vị này.

Từ khoá:Máng tràn bên, Dòng biến lượng, Đập tràn ngang.