TextBody
Huy chương 2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 53 năm 2019

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 53
(4/2019)

 

Trang

Tên bài báo

Tác giả

Tóm tắt

I

Khoa học Công nghệ

 

 

2

XÂY DỰNG MÔ HÌNH XỬ LÝ GIẾNG KHOAN ĐIỂN HÌNH BỊ SUY GIẢM NĂNG SUẤT KHAI THÁC TRONG VÙNG ĐÁ CỨNG NỨT NẺ, MỰC NƯỚC ĐỘNG NẰM SÂU PHỤC VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT

Nguyễn Vũ Việt, Phạm Văn Tùng, Lương Văn Thanh, Nguyễn Thanh Tùng

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

 

Do đặc điểm cấu tạo địa chất và địa chất thủy văn trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho thấy hầu hết các giếng khoan đều nằm trong vùng đá cứng nứt nẻ nên rất khó khoan trúng nơi có mạch nước ngầm nên lưu lượng giếng khoan khai thác thường nhỏ và sau một thời gian khai thác việc suy thoái năng suất khai thác nước là một hiện tượng rất phổ biến. Nhóm tác giả đã nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi giếng khoan suy thoái trong vùng đá cứng nứt nẻ trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Mô hình xử lý được chọn là giếng khoan tại sóc ông Nẵng, Ấp vườn bưởi, xã Lộc Thiện để triển khai mô hình. Giếng khoan cũ có độ sâu 115m với đường kính lỗ khoan là  Ø110. Phương án chọn xử lý là khoan doa mở rộng đường kính ống từ Ø110 lên Ø140 tới độ sâu 115 m và dùng hóa chất (HCL 36%) ngâm, sục rửa để phá tan các cặn bám nhằm tăng cường khả năng thoáng cho các lớp đất đá nứt nẻ. Sau xử lý giếng đã đạt lưu lượng ổn định là 2,3 m3/giờ so với 1,37 m3/giờ trước khi xử lý.

13

MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẬP TRUNG VÙNG TRIỀU TẠI HÀ TĨNH

Hà Văn Thái, Phí Thị Hằng, Nguyễn Thị Xuân Thủy

Viện nước, Tưới tiêu và Môi trường

Phan Thị Bích Diệp

 Viện Kinh tế Thủy sản

Hoàng Thu Thủy

Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi - CPO

Diện tích nuôi tôm Thẻ chân trắng đã tăng lên rất nhanh trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2015. Những năm gần đây, diện tích nuôi bị bỏ hoang ngày càng nhiều do nuôi không hiệu quả; môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây lan diện rộng, diện tích nuôi đã giảm xuống nhanh chóng như vùng nuôi tôm tập trung bị bỏ hoang hóa chủ yếu ở ven các cửa sông lớn. Bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội trước mắt, việc nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh vùng triều thay nước không tuần hoàn, vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề môi trường, để lại cũng rất lớn gây nên dịnh bệnh sảy ra thường xuyên, phát triển ngành tôm không bền vững. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đó là chất thải khi nuôi khi thải ra môi trường không được xử lý. Trong phạm vi bài báo nhóm tác giả đã nghiên cứu mô hình công nghệ xử lý nước thải cho khu nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tập trung vùng triều tại Trang Trại ông Lê văn Loan, xã Thạch Đỉnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh theo mô hình 2ao: ao xử lý 1 - ao xử lý 2 - Môi trường. Kết quả cho thấy nước thải sau khi xử lý đều đạt tiêu chuẩn Việt nam khi xả ra môi trường. Qua đó tác giả kiến nghị áp dụng công nghệ xử lý nước thải này để áp dụng cho các khu nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh vùng triều tại các tỉnh ven biển trung bộ góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giảm dịnh bệnh nâng cao hiệu quả nuôi và phát triển bền vững ngành nuôi tôm vùng triều

21

CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI HỢP LÝ CHO CÂY HỒ TIÊU GIAI ĐOẠN KINH DOANH VÙNG TÂY NGUYÊN

Phạm Văn Ban, Nguyễn Vũ Việt

Viện Khoa học Thủy lợi Việt  Nam

Cây hồ tiêu là một trong những cây trồng chính của các tỉnh Tây Nguyên, chiếm tỷ lệ khoảng 51,6% diện tích hồ tiêu của cả nước, đã và đang trở thành cây “mũi nhọn chiến lược”, cây xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu của nông dân, nhất là vùng sâu, vùng xa. Nhu cầu nước của cây hồ tiêu kinh doanh khác biệt so với các loại cây trồng khác, giai đoạn phân hóa mầm hoa (xiết nước) có thời gian 30-45 ngày, thường không tưới, hoặc tưới với lượng rất nhỏ; giai đoạn ra hoa tạo quả thì cẩn phải tưới, nhưng tưới nhiều quá lại là nguy cơ tạo điều kiện cho bệnh chết nhanh, chết chậm của cây phát triển, điều đó cho thấy việc nghiên cứu tìm ra các giới hạn độ ẩm  đất/mức tưới hợp lý trong mỗi giai đoạn sinh trưởng để cây phát triển bình thường, cho  năng suất cao là cần thiết, bài báo cung cấp các cơ sở khoa học xác định chế độ tưới hợp lý cho cây hồ tiêu kinh doanh vùng  Tây Nguyên góp phần phát triển bền vững cây hồ tiêu ở nước ta.

28

PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG HỒNG
ĐOẠN TỪ SƠN TÂY ĐẾN TRẠM THỦY VĂN HÀ NỘI

Nguyễn Hữu Huế

Khoa Công trình - Trường Đại học Thủy lợi

Những diễn biến bất thường gần đây về xói, bồi, dao động chủ lưu trong lòng dẫn sông Hồng chủ yếu là do sự thay đổi của chế độ dòng chảy từ thượng lưu, trong đó yếu tố quan trọng là sự điều tiết của hồ chứa nhà máy thủy điện Hoà Bình trên sông Đà, nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy và gần đây là nhà máy thủy điện Tuyên Quang trên sông Lô. Sự điều tiết đó đã gây ra xói lan truyền lòng dẫn, từ đó tạo nên một quan hệ hình thái lòng dẫn mới. Xu thế biến đổi lòng dẫn sông Hồng hiện nay đang diễn ra theo hướng bất lợi cho ngành nông nghiệp, giao thông và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu quá trình biến đổi lòng dẫn sông Hồng đoạn từ Sơn Tây đến trạm Thủy văn Hà Nội thông qua số liệu đo đạc thực tế hàng năm.

36

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN BẬC THANG TRONG ĐIỀU KIỆN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH

Lê Quốc Hưng

Ban Đầu tư xây dựng, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí

Lê Văn Nghị

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Phan Trần Hồng Long

Trường Đại học Thủy lợi

 

Để tận dụng điều kiện khai thác, nhiều nhà máy thủy điện thường được xây dựng trên cùng một dòng sông. Điều đó sẽ dẫn đến yêu cầu, phối hợp vận hành các nhà máy thủy điện nhằm mục đích tối đa hóa sản lượng điện hoặc doanh thu mà vẫn đảm bảo các yêu cầu phòng lũ, cấp nước khác. Tuy nhiên, doanh thu bán điện của các hồ chứa lại phụ thuộc một phần vào giá bán điện trên thị trường điện cạnh tranh. Nghiên cứu trình bày một số vấn đề điều tiết hệ thống hồ chứa bậc thang Hủa Na và Cửa Đạt trên lưu vực sông Chu khi cùng tham gia thị trường điện cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả của phương pháp điều khiển đã được lựa chọn so với thực tế vận hành.

42

RẠN NHÂN TẠO VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHO BỜ BIỂN VIỆT NAM

Nguyễn Thành Luân

Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển

Hiện nay có nhiều giải pháp công trình bảo vệ bờ biển chống xói lở như đê biển, kè lát mái, tường chắn sóng, kè mỏ hàn, đê chắn sóng tách bờ...Đê chắn sóng tách bờ có tác dụng giảm năng lượng sóng, giảm xói, gây bồi là giải pháp tương đối toàn diện, được đánh giá cao với các dạng nhô và ngầm. Các kết cấu sử dụng thường là các khối bê tông đúc sẵn, đá đổ, dải ngầm…Trong đó các các rạn nhân tạo (Artificial Reefs) là dạng công trình đa mục tiêu nhằm để bảo vệ bờ biển, kích thích hệ sinh thái biển và phát triển du lịch, rất phù hợp với nhiều loại hình bờ biển Việt Nam hiện nay. Bài báo sẽ cung cấp một số thông tin tổng quan ban đầu nhằm phục vụ việc nghiên cứu ứng dụng rạn nhân tạo để bảo vệ bờ biển Việt Nam.

52

NGHIÊN CỨU QUAN HỆ GIỮA CHIỀU SÂU THÂM NHẬP VỚI KÍCH THƯỚC ĐÁ HỘC VÀ ĐỘ NHỚT CỦA VẬT LIỆU HỖN HỢP ASPHALT CHÈN TRONG ĐÁ HỘC CHO KẾT CẤU BẢO VỆ MÁI ĐÊ BIỂN

Nguyễn Mạnh Trường

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Bài báo trình bầy nghiên cứu quan hệ giữa chiều sâu thâm nhập vữa asphalt với kích thước đá hộc và độ nhớt vữa asphalt trong kết cấu bảo vệ mái đê biển bằng vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc. Thông qua công thức quan hệ xác định được chiều sâu thâm nhập và độ nhớt của vữa asphalt. Chiều sâu thâm nhập và độ nhớt vữa asphalt là hai trong những chỉ tiêu cơ lý quan trọng của vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc, để phục vụ cho công tác nghiên cứu ứng dụng loại vật liệu này cho kết cấu bảo vệ mái đê biển Việt Nam.

64

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY ĐỘNG LỰC 3 CHIỀU FVCOM TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC VÀ CẤU TRÚC NHIỆT CỬA SÔNG NHẬT LỆ - QUẢNG BÌNH

Nguyễn Đức Tuấn, Nguyễn Thanh Hùng, Bùi Thị Ngân, Vũ Thái Long

Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển

 

Mô hình mã nguồn mở thủy động lực 3 chiều lưới tam giác FVCOM được áp dụng để tính toán chế độ thủy động lực cho vùng cửa sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mô hình khí tượng WRF để tính toán số liệu đầu vào cho 2 năm mô phỏng 2009 và 2018. Kết quả mô phỏng được kiểm định với số liệu đo từ thiết bị ADCP. Kết quả tính toán cho thấy có 2 hướng dòng chảy chính là Đông Nam và Tây bắc. Có hiện tượng xoáy theo chiều kim đồng hồ ở gần cửa sông và ngược chiều kim đồng hồ ở phía biển. Có sự thay đổi về nhiệt độ theo không gian với nhiệt độ chênh từ 1.0 đến 2.5 độ C giữa vùng cửa sông và biển.

76

MÔ PHỎNG TRƯỜNG THỦY ĐỘNG LỰC HỌC VÙNG CỬA SÔNG HÀN
VỚI KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

 

Lê Văn Nghị

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Hoàng Nam Bình

Trường Đại học Giao thông Vận tải

Lương Nguyễn Hoàng Phương

Trường Đại học Đông Á

 

Hiện tượng nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu. Thống kê cho thấy mực nước biển trung bình toàn cầu năm 2017 đã tăng 77mm so với năm 1993. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với nước ta mà trực tiếp là các địa phương vùng ven biển. Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế văn hóa của khu vực miền trung với tiềm năng về du lịch và khai thác vận tải đường thủy. Cửa sông Hàn là một trong các cửa sông chính của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đổ ra biển Đông thông qua vịnh Đà Nẵng. Chế độ thủy động lực học vùng cửa sông Hàn ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề tiêu thoát lũ và vận tải đường thủy. Bài báo trình bày kết quả ứng dụng dụng mô hình toán hai chiều ngang mô phỏng chế độ thủy động lực học khu vực cửa sông Hàn - thành phố Đà Nẵng với các kịch bản nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu.

85

TỐI ĐA HÓA LỢI ÍCH GIỮA KHU VỰC NHÀ NƯỚC VÀ KHU VỰC  TƯ NHÂN TRONG DỰ ÁN CẤP NƯỚC TẬP TRUNG
Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

Đoàn Thế Lợi, Nguyễn Tuấn Anh

Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi

Nguyễn Hữu Dũng

Đại học Kinh tế Quốc dân

 

Nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung nông thôn ngày càng lớn trong khi ngân sách nhà nước hạn chế không đáp ứng yêu cầu thì giải pháp đầu tư theo hình thức đối tác công tư có vài trò và vị trí quan trọng để giải quyết vấn đề này. Để thu hút khu vực tư nhân đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì việc cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư là nhân tố quan trọng nhất. Bài báo sử dụng mô hình lập trình tuyến tính nâng cao để đề xuất cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu nhằm tối ưu lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư sử dụng số liệu dự án đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước sạch liên xã Trung Đông, Trực Tuấn huyện Trực Ninh; xã Nam Thanh huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn chủ sở hữu tối ưu là 20%, phần tham gia của nhà nước khoảng từ 28,32% đến 51,97% so với tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các bên liên quan như doanh nghiệp dự án, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức tài chính cho vay/ngân hàng tham khảo khi lựa chọn dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực cấp nước tập trung nông thôn ở Việt Nam.

96

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC BÁN THỰC NGHIỆM TÍNH TOÁN HỆ SỐ TRUYỀN SÓNG QUA ĐÊ NGẦM CỌC CÓ
CẤU TẠO PHỨC HỢP

Nguyễn Anh Tiến

Viện Kỹ thuật biển

Thiều Quang Tuấn

Trường Đại học Thủy lợi

 

Bài báo trình bày phương pháp nghiêu cứu xây dựng công thức bán thực nghiệm tính toán hệ số truyền sóng qua đê ngầm cọc có cấu tạo phức hợp trên cơ sở lý thuyết là các phương trình cân bằng năng lượng của sóng ngẫu nhiên truyền vuông góc qua đê kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình vật lý thu nhỏ trong máng sóng thủy lực cho 2 dạng đê ngầm rỗng (không cọc) và đê ngầm rỗng có hệ cọc bên trên. Công thức bán thực nghiệm thể hiện rõ quá trình tương tác và cơ chế tiêu hao năng lượng sóng giữa hai bộ phận là thân đê rỗng và hệ cọc bên trên với sóng là độc lập với nhau, trong đó thành phần năng lượng sóng tiêu hao do thân đê rỗng (không có cọc) chịu sự chi phối chủ yếu của ba tham số chính là [độ sâu ngập nước tương đối của đỉnh đê (Rc/Hm0), bề rộng tương đối của đỉnh đê (B/Hm0), độ dốc sóng tại vị trí công trình (sm =Hm0/Lm)] và thành phần năng lượng sóng tiêu hao do hệ cọc bên trên chịu sự chi phối chủ yếu của hai tham số chính là [độ ngập sâu tương đối hay chiều dài phần cọc nhúng trong nước (Rc/Hm0) và bề rộng tương đối của hệ cọc (Xb/Lm)].

110

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP HIBER-HUGHES-TAYLOR-α PHÂN TÍCH  KẾT CẤU THÁP ĐIỀU ÁP CHỊU TẢI TRỌNG ĐỘNG

Nguyễn Quang Hùng

Trường Đại học Thủy lợi

Tháp điều áp là một trong những hạng mục quan trọng trong hệ thống nhà máy thủy điện và nhất là đối với công trình thủy điện nhỏ chủ yếu dùng hình thức khai thác kiểu đường dẫn. Kết cấu tháp điều áp đặt ngầm và có mực nước trong tháp thường xuyên thay đổi nhằm đảm bảo điều kiện hoạt động ổn định của tuyến áp lực nên điều kiện chịu lực tương đối phức tạp. Nội dung nghiên cứu chủ yếu của bài báo này ứng dụng phương pháp HHt-α tiến hành nghiên cứu tác động của dao dộng mực nước tới tháp điều áp. Thông qua đó xác định trường ứng suất trong kết cấu tháp điều áp thay đổi theo thời gian ứng với diễn biến mực nước thay đổi trong tháp theo điều kiện thực tế nhằm có những ứng xử về công trình thích hợp đảm bảo điều kiện kinh tế kỹ thuật.