TextBody
Huy chương 2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 55 năm 2019

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 55
(8/2019)

Trang

Tên bài báo

Tác giả

Tóm tắt

I

Khoa học Công nghệ

 

 

2

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MỘT SỐ KỊCH BẢN LŨ CỦA HỆ THỐNG ĐÊ BAO, BỜ BAO VÙNG LŨ ĐBSCL

 

Lê Mạnh Hùng, Lê Thị Vân Anh

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

            Nguyễn Huy Khôi

Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam

 

Hệ thống đê bao, bờ bao đã, đang đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của hàng triệu dân cư vùng lũ ĐBSCL. Tuy nhiên, hệ thống đê bao, bờ bao được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, với công nghệ đắp đê chủ yếu là thủ công và sự hỗ trợ của máy đào gầu dây không đầm nén, vật liệu đắp đê là vật liệu địa phương, đất mềm yếu. Chính vì vậy, sau nhiều năm làm việc trong điều kiện nắng, mưa, lũ nhiều đoạn đê đã xuống cấp, bị lún, sụt, sạt lở…, không còn đủ khả năng đảm nhiệm, mục tiêu và nhiệm vụ thiết kế. Bên cạnh đó, lũ ĐBSCL trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi, do vậy, để đánh giá được khả năng đáp ứng của hệ thống đê bao, bờ bao trước những kịch bản về lũ, trong nghiên cứu này đã tiến hành mô phỏng ba kịch bản lũ (cao trình mực nước đỉnh lũ 4,0 m; 4,5 m và 5,09 m tại Tân Châu) bằng mô hình toán thủy lực VRSAP trên nền bản đồ địa hình, thể hiện cao trình đỉnh đê bao vùng lũ.

Từ khóa: Hệ thống đê bao, bờ bao, lũ ĐBSCL, mô hình toán thủy lực, kịch bản về lũ

10

CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH PHẠM VI VÙNG THOÁT LŨ CHÍNH TRONG KHÔNG GIAN THOÁT LŨ QUY ĐỊNH TRÊN SÔNG HỒNG

Nguyễn Ngọc Quỳnh,Nguyễn Ngọc Đẳng, Nguyễn Mạnh Linh, Bùi Huy Hiếu

Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học Sông biển

Nhằm đưa ra các cơ sở khoa học và thực tiễn để làm rõ và hoàn thiện các quy định pháp lý về phạm vi không gian thoát lũ trên hệ thống sông Hồng cũng như các sông khác, bài báo này đã nêu lên kết quả nghiên cứu với lập luận mới về không gian thoát lũ thực tế, qua đó làm rõ vai trò của không gian thoát lũ và đề xuất cách xác định vùng thoát lũ chính trong phạm vi không gian thoát lũ. Kết quả nghiên cứu này là căn cứ cho việc đưa ra các giải pháp quản lý, sử dụng bãi sông đảm bảo yêu cầu thoát lũ đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển dân sinh, kinh tế  trên một số bãi sông.

20

TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA THAY ĐỔI NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG TRỒNG LÚA TẠI
Ô BAO THỦY LỢI XÃ VỊ THANH, HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Viện Nước Tưới tiêu và Môi trường

Nông nghiệp và sử dụng đất là hai trong các nguồn thải khí nhà kính chính, chiếm 25% tổng 49 tỷ tấn CO2 eq của toàn thế giới (IPCC 2014). Bài viết này tập trung đánh giá các kỹ thuật sản xuất lúa nông dân tỉnh Hậu Giang ảnh hưởng đến phát thải khí nhà kính, trong đó đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính khi nông dân việc thay đổi kỹ thuật canh tác như sử dụng nước, sử dụng phân bón hóa học, và quản lý phế phụ phẩm (rơm, rạ) sau khi thu hoạch. Nghiên cứu sử dụng công cụ tính toán Cân bằng Carbon (EX-ACT) do tổ chức Lương thực và Nông nghiệp liên hợp quốc (FAO) phát triển. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu người nông dân áp dụng tổng hợp một số kỹ thuật canh tác lúa như tưới khô ẩm xen kẽ, giảm sử dụng phân bón theo mức khuyến cáo và tận dụng rơm, rạ có thể giảm được 10,2 tấn CO2eq/ha/năm.

Từ khóa: Giảm phát thải khí nhà kính, tiến bộ kỹ thuật, thay đổi hành vi, thay đổi nhận thức nông dân, KNK

27

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠN VÙNG NAM TRUNG BỘ

 

Bùi Văn Cường, Nguyễn Đình Vượng,

Trần Minh Tuấn, Võ Khắc Trí

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

Hạn hán thường xuyên xảy ra ở khu vực Nam Trung Bộ và ngày càng trở nên gay gắt đã gây khó khăn cho cuộc sống người dân và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Hệ thống thể chế, chính sách về hạn đã được trung ương và các địa phương ban hành, tuy nhiên còn hạn chế trong sự phối hợp quản lý và khắc phục hạn hán giữa các đơn vị liên quan. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu công tác thể chế, chính sách ở Việt Nam và khu vực Nam Trung Bộ về hạn hán và đưa ra các giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách trong công tác quản lý hạn vùng Nam Trung Bộ.

Từ khóa: Hạn hán, quản lý hạn, thể chế chính sách, Nam Trung Bộ, Phòng chống thiên tai.

37

THIẾT LẬP MÔ HÌNH THÍ GHIỆM NGHIÊN CỨU SÓNG TRÀN QUA ĐÊ BIỂN CÓ KẾT CẤU HÌNH TRỤ RỖNG TẠI ĐỈNH Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phan Đình Tuấn

Viện Thủy Công

Dọc bờ biển nước ta có nhiều công trình đê bảo vệ dạng mái nghiêng kết hợp tường đỉnh để giảm lưu lượng sóng tràn và giảm chiều cao đắp đê. Kết cấu tường đỉnh cao tạo ra sóng phản xạ lớn, lực tác động vào tường và phần mái nghiêng lớn. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Thủy công đã đề xuất kết cấu hình trụ rỗng tại đỉnh đê biển để nghiên cứu các thông số tương tác giữa sóng và kết cấu, trong đó có sóng tràn. Cấu kiện tiêu sóng hình trụ rỗng tại đỉnh đê có mặt tiếp sóng được đục lỗ theo các tỷ lệ khác nhau, vật liệu bằng bê tông cốt thép hoặc cốt phi kim cường độ cao hoặc một số vật liệu mới.

Từ khóa: Cấu kiện trụ rỗng; sóng tràn; tỷ lệ lỗ rỗng; mô hình vật lý

43

THỬ NGHIỆM ĐỒNG HOÁ SỐ LIỆU ĐỘ CAO SÓNG TẠI TRẠM PHAO VÀ VỆ TINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP LỌC KALMAN TỔ HỢP

Nguyễn Trung Thành

 Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

  Doãn Tiến Hà

Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển

Dư Đức Tiến

 Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn

Bài báo sử dụng phương pháp lọc Kalman tổ hợp và mô hình tính toán sóng SWAN được tích hợp trong phần mềm OpenDA để đồng hoá số liệu sóng trong khu vực Biển Đông. Các số liệu tại 04 trạm phao được sử dụng để đồng hoá số liệu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc đồng hoá số liệu đến các điểm trên miền tính bằng cách đồng hoá số liệu tuần tự tại từng trạm phao và tại cả 04 trạm phao kết hợp với số liệu vệ tinh. Các kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu quả của đồng hoá số liệu trong việc nâng cao chất lượng tính toán sóng và giảm sai số trong dự báo sóng ở cả giai đoạn 24 giờ và 48 giờ ở khu vực Biển Đông.

Từ khoá: SWAN, EnKF, Biển Đông, Trạm phao, Vệ tinh.

55

GIẢI PHÁP KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC VÀ HỆ THỐNG TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC TẬP TRUNG VÙNG BÃI SÔNG HÀ NỘI

Nguyễn Hồng Trường

Trung tâm tư vấn PIM

Thành phố Hà Nội có diện tích đất vùng bãi sông lớn và màu mỡ, tuy nhiên cho đến nay tỉ lệ diện tích được tưới mới đạt 66,7%, thêm vào đó tổ chức sản xuất chủ yếu là quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ nên chưa phát huy được lợi thế phát triển nông nghiệp của vùng đất bãi, chưa đáp ứng định hướng phát triển của Thành phố Hà Nội về xây dựng các vùng sản xuất tập trung rau an toàn, rau cao cấp tại vùng ven sông. Từ cơ sở thực tiễn và phân tích đánh giá tiềm năng nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) đã đề xuất được các giải pháp khai thác hợp lý nguồn nước: Giải pháp công trình để có thể khai thác nguồn nước sông trong điều kiện mực nước hạ thấp; Giải pháp khai thác nguồn nước ngầm phù hợp với các quy mô diện tích tưới và đối tượng sản xuất vùng đất bãi; Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, mô hình quản lý gắn với tổ chức sản xuất phù hợp cho vùng bãi sông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ khóa: khai thác nước mặt, khai thác nước ngầm, tưới tiết kiệm nước, tổ chức sản xuất

71

KẾT QUẢ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG HỆ THỐNG THỦY LỢI LIỄN SƠN - VĨNH PHÚC VỤ ĐÔNG XUÂN 2019

Lê Xuân Quang

 Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

Nội dung bài viết về kết quả giám sát và dự báo chất lượng nước trong HTTL Liễn Sơn phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2019 của tỉnh Vĩnh Phúc, đây là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm được Tổng cục Thủy lợi giao cho Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường thực hiện. Năm 2019 nhiệm vụ thực hiện đo đạc lấy mẫu 7 đợt tại 15 vị trí quan trắc.Thời gian thực hiện từ 12/1/2019 đến 17/5/2019, trong đó tháng 1, có 1 kỳ lấy mẫu; tháng 2 có 2 kỳ lấy mẫu; tháng 3 có 2 kỳ lấy mẫu; tháng 4 có 2 kỳ lấy mẫu và dự báo cho 7 ngày tiếp theo. Báo cáo các kỳ được đưa lên trang web www.httl.com.vn; và gửi các địa phương vùng dự án. Kết quả giám sát và dự báo cho thấy hầu hết các vị trí quan trắc đều ô nhiễm, đặc biệt tại cầu Đất, cầu Vàng có 6/7 đợt quan trắc bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Từ khóa: dự báo, chất lượng nước, hệ thống thủy lợi Liễn Sơn

85

ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG CÓ THỂ KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC
DƯỚI ĐẤT LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC KHAI THÁC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU

Đổng Uyên Thanh

Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh

Nguyễn Ngọc Quỳnh, Ngô Đức Chân

Liên đoàn  Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam

Nguyễn Đăng Tính

Cơ sờ 2 Trường Đại học Thủy lợi

Tại bán đảo Cà Mau (BĐCM), nước dưới đất là nguồn nước đang được khai thác sử dụng phổ biến và đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến tiến trình phát triển kinh tế xã hội các địa phương. Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên có quy luật phân bố nước nhạt chất lượng tốt rất phức tạp do sự hiện diện các khu vực nước mặn tại các tầng chứa nước nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn. Bài báo sử dụng số liệu từ các nghiên cứu các cơ quan chuyên môn và địa phương đã thực hiện từ trước đến nay nhằm xác định được trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất (NDĐ) toàn BĐCM là 11.340.100m3/ngày và trữ lượng có thể khai thác là 741.500m3/ngày.

Từ khóa:BĐCM, Trữ lượng khai thác tiềm năng

94

PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MA SÁT CỐI QUAY CỬA VAN CUNG

 Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Thái Hoàng

Trường Đại học Thủy lợi

Trong quá trình vận hành hệ số ma sát tại cối quay cửa van cung tăng lên do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự gia tăng hệ số ma sát này đã gây ra nhiều sự cố nghiêm trọng được ghi nhận trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hiện nay ở nước ta phương pháp đo đạc xác định hệ số ma sát tại cối quay chưa được nghiên cứu và đề xuất. Từ kết quả nghiên cứu trạng thái ứng suất biến dạng phần cối động của cụm cối quay bằng mô hình số nhóm nghiên cứu đề xuất phương pháp xác định hệ số ma sát tại hiện trường. Kết quả từ mô hình số được kiểm nghiệm trên mô hình vật lý của cụm cối quay cửa van cung công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt từ đó xây dựng quy trình đo đạc tại hiện trường.

Từ khóa: cối quay cửa van cung, mô hình số, hệ số ma sát, trạng thái ứng suất – biến dạng, mô hình vật lý

101

NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN CHỌN MỰC NƯỚC CHẾT CHO TRẠM THỦY ĐIỆN KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

Hoàng Công Tuấn

Trường Đại học Thủy lợi

Việc lựa chọn đúng tiêu chuẩn để chọn thông số trong thiết kế cũng như để chọn phương thức điều khiển hồ chứa trong vận hành sẽ cho phép đánh giá đúng hiệu quả của nguồn thủy điện khi làm việc trong hệ thống điện. Mực nước chết  là một trong những thông số hồ chứa chủ chốt của trạm thủy điện. Mực nước chết  vừa quyết định đến các chỉ tiêu năng lượng, lợi ích của trạn thủy điện, vừa quyết định đến khả năng tham gia vào cân bằng năng lượng trong hệ thống điện và do đó ảnh hưởng đến sự tham gia của các nguồn khác. Do có sự thay đổi về phụ tải điện, thị trường điện và cơ cấu nguồn điện nên cần có cách tiếp cận trong việc chọn mực nước chết sao cho phù hợp. Bài báo trình bày cơ sở khoa học, từ đó đưa ra tiêu chuẩn và phương pháp chọn Mực nước chết cho TTĐ điều tiết năm nhằm nâng cao lợi ích cho TTĐ và giảm căng thẳng trong huy động nguồn của hệ thống. Kết quả thu được từ áp dụng tính toán kiểm nghiệm cho trạm thủy điện Pleikrong trên sông Sê San cho đã thấy tính hiệu quả của phương pháp đưa ra.

Từ khóa: Thủy điện; Thị trường điện; Điều tiết dài hạn; Hệ thống điện.

108

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (CH4 N20) TRONG CANH TÁC LÚA TẠI XÃ PHÚ THỊNH, HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN (2015-2017)

 

Lê Xuân Quang

Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

Nghiên cứu thực hiện trên mô hình diện tích 50,2 ha tại xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, áp dụng quy trình tưới tiêu khoa học theo kinh nghiệm từ Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy giảm được 20,5%÷42,6% lượng nước tưới, lượng phát thải khí nhà kính (KNK) giảm từ 22,13%÷48,80% tại công thức khô kiệt và 28,6%÷31,82% tại công thức khô vừa so với công thức tưới truyền thống, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế trên 10% cho nông hộ tham gia mô hình.

Từ khóa: tiết kiệm nước, khí nhà kính, công nghệ mới, quy trình tưới tiêu khoa học.