, 12/12/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 58 (2/2020)
Trang Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học Công nghệ 2 Một số vấn đề về dòng chảy và xu thế mặn xâm nhập vùng đồng bằng sông Cửu Long Tăng Đức Thắng, Trần Bá Hoằng, Nguyễn Đình Vượng, Đồng bằng sông Cửu Long là một hệ thống hở - thấp, nằm cuối nguồn lưu vực sông Mê Công, chịu tác động mạnh bởi triều biển nên vào các tháng mùa khô mặn xâm nhập là đặc thù của vùng. Thời gian xuất hiện, duy trì, không gian mặn xâm nhập phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó dòng chảy thượng lưu về đồng bằng là một trong các yếu tố tác động rõ nhất đến diễn biến mặn. Bài tham luận này trình bày một số kết quả nghiên cứu đánh giá về dòng chảy thượng lưu về đồng bằng và định hướng một số giải pháp ứng phó, chủ động phòng chống hạn, mặn vùng ĐBSCL. Từ khóa: Xâm nhập mặn, Phát triển thượng lưu, Biến đổi khí hậu. 11 21 Ứng dụng mô hình mike 3 mô phỏng xâm nhập mặn sông Ninh Cơ trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng Hồ Việt Cường Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Trần Ngọc Anh, Nguyễn Bách Tùng Trường Đại học Tự nhiên Việt Nam là quốc gia được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề các tác động của biến đổi khí hậu, theo kịch bản về BĐKH được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016, với kịch bản nồng độ khí nhà kính cao RCP8.5 vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 0,8÷1,10C. Vào giữa thế kỷ, ở khu vực phía Bắc tăng phổ biến từ 2,0÷2,30C và đến cuối thế kỷ, nhiệt độ ở phía Bắc tăng từ 3,3÷4,00C. Lượng mưa mùa khô vùng đồng bằng Bắc bộ có xu thế giảm đến 15%. Mực nước biển dâng vào giữa thế kỷ trong khu vực tăng từ 17 đến 36cm, và vào cuối thế kỉ từ 51÷106cm. Điều này dẫn đến nguy cơ dòng chảy mùa kiệt bị suy giảm, mực nước trên các sông vùng hạ du xuống thấp, nước biển dâng cao kết hợp triều cường sẽ tạo điều kiện cho xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu hơn vào trong các sông, trong đó có sông Ninh Cơ... Diễn biến xâm nhập mặn gia tăng trong tương lai đang làm dấy lên sự lo ngại về nguy cơ thiếu nước ngọt trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, đời sống KTXH và sinh kế của hàng triệu người dân trong vùng. Để ứng phó với xâm nhập mặn, cần thiết phải có các tính toán, dự báo về diễn biến xâm nhập mặn cho từng khu vực cụ thể, từ đó có cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp, giải pháp thích hợp, nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi do xâm nhập mặn gây ra. Bài báo trình bày kết quả ứng dụng mô hình 3 chiều MIKE 3 tính toán mô phỏng và dự báo diễn biến xâm nhập mặn trên sông Ninh Cơ, ứng với các kịch bản nghiên cứu về biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến năm 2030, 2050 và 2100. Từ khóa: xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sông Ninh Cơ, đồng bằng sông Hồng - Thái Bình, MIKE 3. 33 Thực trạng khả năng kết nối và sử dụng thông tin dự báo, cảnh báo hạn hán của cộng đồng cấp xã. Nghiên cứu thí điểm tại tỉnh Đăk Lăk Hà Hải Dương, Lương Tuấn Trung, Nguyễn Minh Tiến Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai bão, lũ, hạn hán xảy ra ngày càng nhiều, cường độ tàn phá ngày càng khốc liệt và khó dự báo. Nhu cầu của xã hội đối với công tác dự báo, cảnh báo phòng tránh thiên tai đòi hỏi ngày càng cao nhằm chủ động ứng phó với các tác động của thiên tai. Bên cạnh nhu cầu về dự báo, cảnh báo thiên tai thì khả năng kết nối các thông tin này giữa các bên liên quan còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt tại cấp cộng đồng các xã xây dựng nông thôn mới. Bài báo này trình bày kết quả đánh giá thực trạng kết nối thông tin giữa cộng đồng với các cơ quan liên quan và khả năng truy cập, sử dụng thông tin dự báo, cảnh báo chuyên ngành nhằm ứng phó hạn hán của cộng đồng (cấp xã) tại tỉnh Đăk Lăk. Qua kết quả đánh giá, có thể nhận thấy rằng hệ thống truyền tin PCTT thiên tai ở các cấp đã ngày một hoàn thiện có sự tham rất tích cực của mọi tổ chức từ nhà nước, các đoàn thể và cá nhân. Thông tin đã được đưa đến cho cộng đồng bằng nhiều hình thức hơn. Các hình thức truyền thông truyền thống như truyền miệng, loa, ti vi, báo đài đang được hỗ trợ đắc lực bằng điện thoại, tin nhắn, và những phương pháp tiên tiên hơn là internet, website, mạng xã hội…tuy nhiên, một số vấn đề còn tồn tại như rào cản về pháp lý và công nghệ, chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp, các phương tiện truyền tin là chưa chuyên nghiệp cho nghành PCTT. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá này, bài báo cũng trình bày định hướng cho các giải pháp tăng cường kết nối thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội tại cấp cộng đồng các xã nông thôn mới tại tỉnh Đăk Lăk. Từ khóa: Đăk Lăk, cơ sở dữ liệu, hạn hán, nông thôn mới, phòng chống thiên tai. 47 Nghiên cứu ứng dụng nền tảng Google Earth Engine thành lập bản đồ giám sát hạn hán lưu vực sông đồng nai vùng Đông Nam Bộ Nguyễn Văn Hoàng, Huỳnh Thị Kim Nhân, Nguyễn Đình Vượng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Nghiên cứu sử dụng nền tảng xử lý dựa trên đám mây Google Earth Engine (GEE) để xây dựng bản đồ phân vùng mức độ hạn hán lưu vực sông Đồng Nai từ 2014 đến 2019, dựa trên tính toán chỉ số khác biệt hạn hán (NDDI - Normalized Difference Drought Index). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ diện tích hạn nặng và rất nặng vùng nghiên cứu năm 2016 chiếm tỷ lệ cao nhất trong thời đoạn nghiên cứu với 78,1%. Đánh giá độ chính xác dựa trên xem xét sự phù hợp giữa kết quả phân loại chỉ số khác biệt thực vật (NDVI) và chỉ số khác biệt nước (NDWI) với kết quả quan sát trực quan từ Google Earth đạt được là 100,0%, cho thấy tiềm năng lớn trong việc ứng dụng nền tảng Google Earth Engine trong giám sát hạn hán ở LVS Đồng Nai. Từ khóa: Đông Nam Bộ, GEE, hạn hán, Landsat 8, LVS Đồng Nai 54 Nghiên cứu tích hợp các công nghệ tưới tiết kiệm nước cho 300 ha rau an toàn tập trung, xã an hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận Lê Xuân Quang Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Từ khóa: Tích hợp công nghệ, thiết bị tưới tiết kiệm nước, tưới cho rau an toàn tập trung 63 Mô hình nhiệt động lực học và ứng dụng trong nghiên cứu sử dụng các chất kết dính vô cơ Nguyễn Hữu Năm Viện Thuỷ điện và Năng lượng tái tạo Mô hình nhiệt động lực học là cần thiết cho việc nghiên cứu về các phản ứng hóa học. Với ba biến số ảnh hưởng chủ yếu nhất là nhiệt độ, áp suất và thành phần hóa học, chúng ta có thể dự đoán nếu phản ứng sẽ diễn ra và trạng thái cuối cùng sau khi phản ứng kết thúc. Các định luật tổng quát điều chỉnh nhiệt động lực học đã được biết đến từ lâu và lần đầu tiên được áp dụng cho hóa học xi măng vào cuối thế kỷ 19 của Le Chatelier để chứng minh rằng quá trình hydrat hóa xi măng thu được thông qua sự hòa tan của clinke ban đầu dẫn đến một pha nước luôn bão hòa đối với các phản ứng hydrat hóa từ đó dẫn đến sự kết tủa của các pha rắn. Mô hình nhiệt động học được phát triển và ứng dụng bởi các nhà địa hóa học nhằm tính toán hệ phương trình phản ứng phức tạp của hệ đa chất thường xảy ra trong tự nhiên có sử dụng vật liệu xi măng như hỗn hợp vật liệu gia cố đất, tương tác bê tông/đất, ăn mòn bê tông, thủy hóa xi măng, xử lý chất thải phóng xạ. Do đó các lý thuyêt cơ bản của mô hình nhiệt động học và các ứng dụng của mô hình nhiệt động sẽ được trình bày trong bài báo này. Từ khóa: Mô hình nhiệt động lực học, xi măng, độ bền bê tông, thủy hóa, xử lý chất thải phóng xạ, puzzolan tự nhiên 71 Nghiên cứu hệ thống đóng mở tự động đối với cửa van bản lật trục đáy Giang Thư, Nguyễn Tiến Hải, Tô Vĩnh Cường, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thanh Khởi Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học Sông Biển Cửa van trục đáy (cửa van claple) có nhiều ưu điểm trong việc điều tiết mực nước nhưng khó tránh khỏi va đập, rung động khi vận hành; không có khả năng làm việc tự động. Trong bài báo này, bằng thực nghiệm và tính toán đã đưa ra hệ thống hỗ trợ đóng mở tự động dựa trên nguyên lý cân bằng lực. Hệ thống đóng mở tự động được đưa vào đã chuyển cửa van trục đáy thành cửa van tự động thủy lực (cửa van bản lật trục đáy) làm việc ổn định trong các điều kiện khác nhau, đáp ứng các yêu cầu như điều tiết mực nước, tháo lũ và ngăn mặn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ thống đóng mở tự động vận hành linh hoạt, êm ái, cấu tạo đơn giản, dễ lắp đặt và duy tu bảo dưỡng; thuận tiện cho việc nâng cấp, cải tạo do được chế tạo sẵn. Dạng cửa van bản lật tự động này đang được áp dụng vào công trình đập đâng Phai Vọng, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam. Từ khóa: Cửa van tự lật, cơ cấu đóng mở, hệ lò xo. 83 Đánh giá tình hình sạt lở, hệ thống bảo vệ bờ biển ở đồng bằng sông Cửu Long và định hướng giải pháp bảo vệ Lê Xuân Tú, Đỗ Văn Dương, Lương Thanh Tùng Viện khoa học Thủy lợi miền Nam Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá tình hình sạt lở và hệ thống bảo vệ bờ biển khu vực cửa sông ven biển đồng bằng sông Cửu Long dựa trên số liệu điều tra thu thập và phân tích từ ảnh vệ tinh và định hướng giải pháp bảo vệ. Kết quả cho thấy chiều dài bờ biển bị xói lở lên tới 268 km và chiều dài cần nâng cấp bảo vệ 365km. Hầu hết các giải pháp bảo vệ bờ hiện nay còn đơn lẻ, thiếu sự kết hợp giữa các giải pháp dẫn tới hiệu quả bảo vệ bờ biển chưa cao. Từ khóa: Hệ thống bảo vệ bờ biển, đê biển, kè biển, đê giảm sóng, rừng ngập mặn, đồng bằng sông Cửu Long 93 Nghiên cứu xác định chỉ số an toàn công trình đầu mối hồ chứa thủy lợi theo lý thuyết độ tin cậy - ứng dụng cho hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên Cầm Thị Lan Hương Tổng cục Thủy lợi Nghiên cứu phát triển khung bài toán tổng quát ứng dụng lý thuyết độ tin cậy trong đánh giá an toàn công trình đầu mối thủy lợi trong giai đoạn khai thác, sử dụng ở Việt Nam có xét đến yếu tố ngẫu nhiên về thủy văn, thủy lực và ngập lụt hạ du thông qua các chỉ số an toàn (xác suất sự cố thành phần công trình, xác suất sự cố hệ thống Pf và chỉ số độ tin cậy β); giải hàm độ tin cậy theo cấp độ 3 bằng phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên Monte - Carlo (MCS); phân tích độ tin cậy của hệ thống và đề xuất giải pháp nâng cao an toàn hồ chứa nước, áp dụng điển hình cho hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên. Từ khóa: An toàn hồ chứa, an toàn công trình đầu mối, đánh giá an toàn đập, lý thuyết độ tin cậy, hồ Núi Cốc. 102 Đánh giá an ninh nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai trên cơ sở ứng dụng mô hình phân tích thứ bậc mờ (Fuzzy AHP) Nguyễn Trúc Lê Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định trọng số (mức độ nguy cơ) của các nhân tố tác động tới an ninh nguồn nước (ANNN) lưu vực sông Đồng Nai. Phương pháp phân tích thứ bậc mờ (Fuzzy AHP) được sử dụng để đạt được mục tiêu đề ra, bởi lẽ đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu trên thế giới. Trong nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập thông qua quá trình điều tra khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nguy cơ gây mất ANNN lớn nhất là nhóm yếu tố môi trường, tiếp theo lần lượt là nhóm yếu tố đô thị, nhóm yếu tố thiên tai liên quan tới tính chống chịu của nước, nhóm yếu tố kinh tế, nhóm yếu tố gia đình. Từ khóa: An ninh nguồn nước, lưu vực sông Đồng Nai, mô hình phân tích thứ bậc mờ 109 Nghiên cứu khả năng truyền sóng của đê kết cấu cọc ly tâm đổ đá hộc trên mô hình máng sóng Lê Xuân Tú, Đỗ Văn Dương Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khả năng truyền sóng của đê giảm sóng kết cấu cọc ly tâm đổ đá hộc và sự thay đổi các thông số sóng. Kết quả cho thấy dạng kết cấu này làm việc hiệu quả hệ số truyền sóng Kt = 0.3÷0.4 khi đê làm việc ở trạng thái đê nhô, tuy nhiên hệ số sóng phản xạ khá lớn Kr = 0.45÷0.56. Kết quả phân tích đã xây dựng được công thức thực nghiệm hệ số truyền sóng cho loại đê này. Từ khóa: Đê giảm sóng cọc ly tâm đổ đá hộc, hệ số truyền sóng, hệ số sóng phản xạ.
Tô Quang Toản, Trần Minh Tuấn, Lê Văn Thịnh
Viện Khoa học Thủy lợi Việt NamBài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu tích hợp các công nghệ lắng lọc, cấp nước, trữ nước và tưới tiết kiệm nước cho 300 ha rau an toàn tập trung xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Các công nghệ mới được ứng dụng trong dự án gồm lấy nước từ sông Lu qua công nghệ xử lý lắng lọc đến công nghệ trữ nước của bể lắng, chứa 10.000 m3, đến 15 bể trung gian 500 m3/bể, trạm bơm cấp 1 cấp cho 15 bể chứa trung gian và 15 trạm bơm cấp 2 cấp nước tưới mặt ruộng, công nghệ tưới phun mưa và nhỏ giọt cho từng loại cây trồng trong khu vực dự án. Các công nghệ được tích hợp từ các nước trên thế giới như Israel, Úc, Ý,vv… với các công nghệ, thiết bị của các nước trong khu vực và trong nước để giảm giá thành thấp hơn 30% so với sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến; phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của người dân địa phương là rất cần thiết để nhân rộng trên toàn vùng, đây là dự án KHCN nông nghiệp thông minh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư trọng điểm.