TextBody
Huy chương 2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 7 năm 2012

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 7 - 2012

TT

Tên bài báo

Tác giả

Tóm tắt

I

Khoa học công nghệ

 

 

1

Hoạt động khoa học công nghệ của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam năm 2011 - Một năm nhìn lại

PGS.TS. Lê Thị Kim Cúc

 

2

Định hướng nghiên cứu về nước và môi trường

PGS.TS. Hà Lương Thuần

Biến đổi khí hậu, sự suy thoái tài nguyên nước, an ninh lương thực bị sức ép bởi gia tăng dân số; Nông nghiệp Việt Nam cũng như trên thế giới phải có sự đột phá để đáp ứng lương thực cho nhu cầu của người dân; Môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm, ở Việt Nam môi trường nông thôn vẫn là vấn đề nan giải. Nông thôn Việt Nam đang đứng trước cơ hội “xây dựng nông thôn mới” để bắt đầu một sự đổi mới toàn diện. Thực trạng đó là nhiệm vụ, cơ hội và thách thức đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học; Nó đòi hỏi một sự đổi mới kịp thời phương thức nghiên cứu, xác định hướng nghiên cứu cho các nhà khoa học liên quan đến các lĩnh vực trên. Bài báo giới thiệu hướng nghiên cứu về nước và môi trường trong tình hình mới.

3

Kết quả nghiên cứu mô hình tưới thâm canh, tiết kiệm nước cho một số cây trồng chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc

PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn
KS. Trần Việt Dũng

Bài báo này tập trung phân tích tìm ra các giải pháp nông nghiệp - thủy lợi phục vụ sản xuất cây trồng hiệu quả bằng các nghiên cứu thực nghiệm và triển khai áp dụng vào thực tế thông qua mô hình trình diễn. Bài báo đưa ra về chế độ tưới thâm canh mang lại hiệu quả cao về năng suất sử dụng đất và nước của một số loại cây trồng chủ yếu. Giải pháp triển khai nhân rộng là hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng để có thể cấp và tiêu thoát nước chủ động cho cây trồng. Đây là một trong những kết quả của đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phòng chống hạn hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc.

4

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu

ThS. Hà Hải Dương và nnk

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu được xuất phát từ định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) về mức độ dễ bị tổn thương - độ phơi nhiễm, độ nhạy và khả năng thích ứng và kết hợp với các chỉ thị khoa học tự nhiên, kinh tế xã hội. Chỉ số dễ bị tổn thương là giá trị trung bình của ba chỉ số phụ: độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Phương pháp này giúp làm giảm sự phụ thuộc vào các mô hình và dự đoán khí hậu đang được ứng dụng với quy mô rộng mặc dù đã có tiến bộ nhưng độ chắc chắn không cao.

5

Nâng cao khả năng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp thông qua cải tiến quy trình vận hành tại hệ thống trạm bơm Tứ Câu tỉnh Quảng Nam

ThS. Nguyễn Đức Việt

Việt Nam là một nước có vị trí địa lý và điều kiện địa hình dễ bị thiên tai nhất trên thế giới. Việt Nam bị đe dọa bởi bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, lở đất và cháy rừng, trong đó xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp. Bài báo này giới thiệu hướng giải quyết vấn đề thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp do xâm nhập mặn thông qua quản lý và vận hành của hệ thống thủy nông Tứ Câu, tỉnh Quảng Nam.

6

Ban Quản lý dịch vụ thủy lợi Hà Nội - Mô hình mới về quản lý khai thác công trình thủy lợi theo phương thức đặt hàng

PGS.TS. Đoàn Thế Lợi
ThS. Đào Quang Khải

Đổi mới cơ chế chính sách và mô hình quản lý khai thác công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống thủy lợi hiện có, phục vụ tốt sản xuất nôngn ghiệp, dân sinh kinh tế xã hội là nhiệm vụ hết sức quan trọng đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tập trung chỉ đạo thực hiện. Trong vài năm gần đây, nhiều cơ chế chính sách mới đã được Bộ ban hành như: Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi; Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế; Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện cơ chế đặt hàng; Quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi v..v. Cơ chế chính sách đã tạo hành lang pháp lý giúp các địa phương đổi mới mô hình tổ chức nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi. Bài viết sau đây xin giới thiệu mô hình quản lý mới theo phương thức đặt hàng tại thành phố Hà Nội để cùng sẻ chia kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy đổi mới mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình thủy lợi.

7

Tính toán sóng và vận chuyển bùn cát tại vùng biển ven bờ Hải Hậu - Nam Định

ThS. Vũ Công Hữu
TS. Lê Xuân Hoàn
TS. Nguyễn Minh Sơn

Khu vực bờ biển Hải Hậu - Nam Định với chiều dài khoảng 30km đã và đang bị xói lở nghiêm trọng. Trong nghiên cứu này, bộ chương trình MIKE được sử dụng để mô phỏng sóng và vận chuyển bùn cát dọc bờ do sóng. Ba module liên hợp trong bộ chương trình này, gồm module tính sóng, dòng chảy và vận chuyển bùn cát cùng với lưới phi cấu trúc được áp dụng trong nghiên cứu này. Đầu vào cho chương trình là các tham số sóng dựa trên số liệu thống kê sóng ngoài khơi trong 20 năm. Chương trình được hiệu chỉnh thông qua số liệu đo sóng tại 4 trạm đo được thực hiện bởi dự án hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Điển. Kết quả mô phỏng sóng, vận chuyển bùn cát phù hợp với số liệu đo đạc, kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây và có ý nghĩa tham khảo cho các nhà quản lý bảo vệ bãi biển Hải Hậu.

8

Áp dụng mô hình Duros - Plus tính toán xói lở cồn cát trong bão

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh
ThS.  Nguyễn Thành Trung

Bài báo giới thiệu một số mô hình toán dự báo xói lở cồn cát và kết quả áp dụng mô hình DUROS - Plus để tính toán dự báo xói lở cồn cát ven biển Việt Nam. Phương pháp luận, sơ đồ và kết quả tính toán được giới thiệu, phân tích qua ví dụ tính toán dự báo xói lở và trường hợp tần suất mực nước và sóng thiết kế p=1% ở 2 mặt cắt cồn cát đại diện thuộc Bình Định và Bình Thuận. Mặc dù còn một số hạn chế nhỏ, nhưng mô hình này là một công cụ phù hợp giúp cho việc tính toán dự báo xói lở cồn cát và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ cồn cát.

9

Khả năng ứng dụng mô hình SWAT để đánh giá vai trò của rừng đối với lũ lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn

ThS. Đào Văn Khương
ThS. Nguyễn Mạnh Linh

Những nằm gần đây, lũ lụt thường xảy ra trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn với mức độ ngày càng phức tạp và có những dấu hiệu bất thường. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do sự biến đổi về khí hậu còn có các nguyên nhân do con người gây ra như lấn chiếm lòng sông, bãi sông gây cản trở dòng chảy, đặc biệt nạn chặt phá rừng đầu nguồn đã làm giảm đáng kể khả năng tiêu nước phòng hộ ở thượng nguồn... Bài báo này trình bày khả năng ứng dụng của mô hình SWAT để đánh giá sự ảnh hưởng của rừng đến lũ lụt ở khu vực này.

10

Những tồn tại trong tính toán thủy năng bậc thang thủy điện vừa và nhỏ trên dòng sông đơn

ThS. Trần Thiết Hùng
ThS. Vũ Thị Hoài  Thu

Nghiên cứu khai thác, sử dụng hợp lý nguồn năng lượng tự nhiên của các dòng sông là nhiệm vụ quan trọng của ngành thủy lợi, thủy điện. Hiện nay, việc đầu tư xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ đang phát triển mạnh và được Nhà nước quan tâm nhằm góp phần tăng sản lượng lưới điện cho lưới điện quốc gia. Tuy vậy, trong tính toán thủy năng bậc thang trên dòng sông đơn còn nhiều hạn chế, vì vậy khi nghiên cứu khai thác năng lượng các bậc thang thủy điện cần áp dụng các công cụ tính toán mạnh và chuyên nghiệp để khắc phục các hạn chế này.

II

Chuyển giao công nghệ

 

 

1

Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ cảnh báo lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Sơn La

KS. Hà Quyết Nghị
ThS. Đào Văn Khương
ThS. Nguyễn Mạnh Linh

Sơn La là một tỉnh miền núi chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai, trong đó có lũ quét và sạt lở đất là tác nhân làm chậm tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La, nó không chỉ làm thiệt hại tới tài sản của nhân dân, của xã hội mà còn gây thiệt hại tới tính mạng của nhân dân. Bài báo này giới thiệu phương pháp GIS xây dựng bản đồ cảnh báo lũ quét và sạt lở đất cho toàn tỉnh, làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược lâu dài về phòng chống thiên tai.

2

Kết quả xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vật liệu mới NEOWEB gia cố mái kênh mương

ThS. Bùi Đức Hà
KS. Chu Văn Hoàn
KS. Nguyễn Xuân Thủy

 

III

Thông tin hoạt động

 

 

1

Xây dựng hệ thống thông tin giám sát hồ chứa phục vụ phòng chống lũ lụt

TS. Nguyễn Hữu Phúc

Bài báo giới thiệu tổng quát nội dung thực hiện và kết quả bước đầu trong nghiên cứu, ứng dụng triển khai xây dựng hệ thống thông tin giám sát hồ chứa, phòng chống lụt bão. Từ các kinh nghiệm thu được trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm đã đề xuất nội dung và nhiệm vụ thực hiện trong các năm tới, trong đó xem xét đầy đủ các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, quản lý như: thiết lập hệ thống thông tin giám sát hồ chứa; kết nối mạng lưới khí tượng thủy văn; xây dựng hệ thống cảnh báo hạ du; xây dựng chế độ chính sách; đào tạo, tuyên truyền phổ biến; khai thác vận hành, bảo trì hệ thống.