, 05/10/2024
THỂ LỆ VIẾT BÀIBài viết phải đảm bảo chưa công bố, đăng tải trên các Báo, Tạp chí, độ dài không quá 10 trang, được đánh máy vi tính theo phông Times New Roman, cỡ chữ 12, in trên khổ A4 kèm theo file hoặc gửi qua Email. Bài viết sử dụng tiếng Việt, kèm theo tóm tắt nội dung bằng tiếng Việt và tiếng Anh (không quá 200 từ). Công thức được viết theo Equation Editor và đánh số thứ tự về bên phải. Các bản vẽ phải đúng quy định vẽ kỹ thuật, kích thước không quá 15 x 20cm. Các bài có bản đồ từng vùng hoặc cả nước cần vẽ theo mẫu chính xác, đúng theo quy cách hiện hành, các bản vẽ, biểu bảng phải đánh số thứ tự. Thứ tự sắp xếp bài báo: - Tên bài báo - Họ và tên tác giả, học hàm, học vị, cơ quan công tác - Tóm tắt nội dung (bằng tiếng Việt). - Tóm tắt nội dung (bằng tiếng Anh) - Nội dung bài báo. - Tài liệu tham khảo: đặt liền với bài và ghi thứ tự, số thứ tự được đặt trong [ ]. Trích dẫn tên đề tài công bố. |
Trang | Tên bài báo | Tác giả | Tóm tắt |
2 | Giải pháp tài chính bền vững cho các tổ chức thủy lợi cơ sở | Trần Chí Trung, | Một trong những chính sách mới về quản lý khai thác công trình thủy lợi theo Luật Thủy lợi (2017) là chính sách chuyển từ phí sang giá sản phẩm dịch vụ (SPDV) thủy lợi. Tuy nhiên do điều kiện công trình, năng lực quản lý công trình thủy lợi ở các vùng miền khác nhau, nên các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ tiền sử dụng SPDV công ích thủy lợi khác nhau. Trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính của các tổ chức thủy lợi cơ sở ở các vùng miền, nghiên cứu này đề xuất các giải pháp tài chính bền vững cho các tổ chức thủy lợi cơ sở để quản lý, khai thác hiệu quả công trình thủy lợi là: (i) Giải pháp về phương thức, cơ chế hỗ trợ tiền sản phẩm DVTL; (ii) giải pháp sử dụng kinh phí hỗ trợ sản phẩm DVTL và (iii) giải pháp tăng cường năng lực cho các tổ chức thủy lợi cơ sở. Từ khóa: Sản phẩm dịch vụ thủy lợi, tổ chức thủy lợi cơ sở, tự chủ tài chính |
12 | Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thu nước đáy sông suối nhằm nâng cao hiệu quả công trình cấp nước sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh Điện Biên | Nguyễn Huy Vượng, | Trên địa bàn tỉnh Điện Biên có gần 2000 công trình cấp nước sản xuất và sinh hoạt trong đó loại hình đập dâng khai thác nước mặt khe suối là loại hình công trình phổ biến nhất chiếm 96 số lượng công trình cấp nước sản xuất và 82% số lượng công trình cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên hiện nay các công trình này đã xuống cấp nghiêm trọng. Nguyên nhân gây ra sự xuống cấp thì có nhiều nhưng phổ biến là hiện tượng bồi lấp khu vực thượng lưu và cửa lấy nước. Bài bào trình bày kết quả nghiên cứu giải pháp công nghệ thu nước đáy sông suối bằng mô hình vật lý và mô hình thực tế với mục đích sử dụng giải pháp công nghệ thu nước mới thay thế cho giải pháp thu nước truyền thống. Kết quả thử nghiệm tại khu vực đặc biệt khan hiếm nước cho thấy vào mùa khô, hệ thống thu nước theo giải pháp mới đã thu gom triệt để lượng nước ngầm (0,08 l/s) và nước mặt (0,67 l/s) đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 02 trường học (350 học sinh nội trú) và 57 hộ dân, mặt khác trải qua mùa mưa lũ hệ thống công trình vẫn hoạt động bình thường. Từ khóa: Nước mặt, Nước ngầm, Bồi lấp, Cửa lấy nước, Thu nước đáy sông, Điện Biên |
23 | Nghiên cứu đánh giá hiệu quả giảm sóng gây bồi của cụm công trình kè mỏ hàn dạng chữ T tại bãi biển Thịnh Long 2, Hải Hậu, Nam Định | Vũ Công Hữu, Doãn Tiến Hà Nguyễn Tiến Đạt | Tỉnh Nam Định có đường bờ biển trên 72km chạy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam (lệch khoảng 45o so với hướng Bắc), là hạ lưu của nhiều sông lớn như: sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đáy. Đoạn bờ biển từ Văn Lý tới Thịnh Long của Hải Hậu đã và đang bị xói lở mạnh. Trước tình hình đó, các công trình ngăn cát giảm sóng đã được xây dựng nhằm bảo vệ bãi biển. Các công trình này có dạng kè mỏ hàn và kè mỏ hàn dạng chữ T. Các kết quả điều tra của tỉnh Nam Định cho thấy một số khu vực công trình này kém hiệu quả. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô hình toán để đánh giá hiệu quả của cụm công trình kè mỏ hàn chữ T khu vực Thịnh Long 2. Các kết quả cho thấy vị trí và bố trí sơ đồ công trình chưa hợp lý là nguyên nhân gây ra tính hiệu quả thấp của cụm công trình này đối với việc giảm sóng gây bồi. Từ khóa: Mô hình Mike21, bãi biển Nam Định, Hiệu quả giảm sóng gây bồi. |
34 | Thành phần loài và vai trò của động vật đáy trong nuôi trồng thủy sản vùng biển Kiên Giang | Huỳnh Đức Khanh, | Kết quả nghiên cứu trong đợt khảo sát tháng 10 năm 2020 và tháng 4 năm 2021 của Viện Kỹ thuật Biển (ICOE) đã trình bày bức tranh tổng thể về đa dạng loài sinh vật biển vùng ven biển xung quanh các quần đảo tỉnh Kiên Giang. Đã ghi nhận được 181 loài động vật đáy thuộc 146 chi, 105 họ, 43 bộ, 11 lớp của 5 ngành thực vật, trong đó có 69 loài Annelida, 54 loài Chân khớp, 50 loài Thân mềm, 7 loài Da gai và 1 loài Sipuncula. Số loài và mật độ trung bình động vật đáy lần lượt là 20 -25 loài/vị trí và 158-396 con/m2. Trong số 181 loài động vật đáy, có 15 loài có giá trị kinh tế và bảo tồn, trong đó có 3 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Các loài được coi là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá chiếm số lượng cao. Quần xã động vật đáy ven biển tỉnh Kiên Giang có tính đa dạng tương đối cao (H ’= 3,7; Dv = 3,1). Các kết quả nghiên cứu này đã cung cấp nền tảng khoa học quan trọng cho việc quản lý, bảo tồn, phát triển tài nguyên biển và nuôi trồng thủy sản ở khu vực này. Từ khóa: Động vật đáy, Bảo tồn, Kiên Giang |
44 | Kết cấu phụ bể tiêu năng, tràn xả lũ đặt giữa lòng sông, cột nước cao, lưu lượng lớn | Đỗ Ngọc Ánh | Hình thức tiêu năng đáy thường áp dụng cho các công trình có mực nước hạ lưu lớn, địa chất kém nhưng giá thành xây dựng cao… Kết cấu tiêu năng đáy truyền thống là bể tiêu năng, bể tường kết hợp đã được áp dụng nhiều trong thực tế. Bài viết nêu kết quả nghiên cứu chọn kết cấu phụ bể tiêu năng tràn xả lũ đặt giữa lòng sông, cột nước cao và lưu lượng lớn đã áp dụng cho tràn xả lũ Nước Trong, tỉnh Quảng Ngãi. Từ khóa: Bể tiêu năng, cột nước cao, lưu lượng lớn |
50 | Đánh giá khả năng ngăn mặn, hớt ngọt của công trình âu kim đài đối với khu vực Nam Ninh Bình | Đặng Minh Tuyến, Nguyễn Mạnh Trình
| Âu Kim Đài thuộc hệ thống thủy lợi Nam Ninh Bình có vai trò hết sức quan trọng trong việc khép kín khả năng điều tiết nguồn nước, ngăn lũ, ngăn mặn, tích và hớt ngọt để phục vụ dân sinh, kinh tế- xã hội của vùng. Bài báo này giới thiệu phương pháp và kết quả tính toán, đánh giá khả năng ngăn mặn, hớt ngọt trong mùa khô của Âu Kim Đài đối với khu vực Nam Ninh, đó cũng là cơ sở quan trọng trong công tác quản lý vận hành, sử dụng hiệu quả công trình âu Kim Đài. Từ khóa: Ngăn mặn, Hớt ngọt, Âu Kim Đài |
58 | Đánh giá đặc trưng hình thái lưu vực suối đến sự hình thành lũ bùn đá khu vực miền núi phía Bắc | Vũ Bá Thao, Nguyễn Văn Hải | Lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại Việt Nam, thường xảy ra ở các lưu vực suối hoặc lưu vực sông nhỏ miền núi. Lũ quét có các đặc tính: xảy ra bất ngờ, dòng chảy xiết, thường kèm theo bùn đá, lũ lên nhanh, xuống nhanh và có sức tàn phá lớn. Lũ bùn đá là một dạng lũ quét, có sức tàn phá lớn nhất trong các loại lũ quét vì: lũ kèm theo hàm lượng lớn đất, đá và cây trôi; xảy ra ở lưu vực nhỏ, chiều dài lòng dẫn ngắn, độ dốc lưu vực lớn nên năng lượng dòng chảy lớn. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về đặc trưng lưu vực lũ bùn đá (LVLBĐ) dựa vào điều tra thực địa, sử dụng bản đồ google earth đối với 33 LVLBĐ thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Các đặc trưng LVLBĐ có thể làm cơ sở phân tích nguyên nhân, cơ chế phát sinh, vận động của lũ bùn đá và luận chứng áp dụng giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ bùn đá. Từ khóa: Lũ quét, Lũ bùn đá, Hình thái lưu vực |
72 | Phương pháp xây dựng đường suy giảm dòng chảy mùa kiệt: áp dụng cho lưu vực Thành Mỹ, Quảng Nam | Vũ Huy Công, Hoàng Trung Anh | Trong thời gian mùa khô, lượng nước mặt sẽ từ từ mất đi khỏi lưu vực do dòng chảy, bốc hơi, thấm, và các hoạt động khác. Sự suy giảm của dòng chảy trong sông vào mùa kiệt được biết đến như là thuật ngữ “recession” trong thủy văn. Nghiên cứu này sẽ đưa ra một phương pháp đơn giản để xây dựng đường suy giảm mùa kiệt theo các tần suất nhằm hỗ trợ cho công tác dự báo dòng chảy kiệt. Các đường cong suy giảm này được thể hiện dưới dạng các phương trình nên rất thuận lợi cho người sử dụng. Lưu vực được chọn nghiên cứu là lưu vực Thành Mỹ trên sông Vu Gia thuộc miền Trung Việt Nam. Chuỗi số liệu được sử dụng là 35 năm. Kết quả kiểm chứng so với số liệu thực đo cho thấy đường cong suy giảm vừa xây dựng thể hiện độ tin cậy cao. Phương pháp xây dựng này hứa hẹn sẽ là công cụ quan trọng giúp các nhà quản lý có cơ sở để ra các quyết định trong vận hành đặc biệt là ở Việt Nam, nơi dự báo dòng chảy mùa kiệt còn hạn chế và chủ yếu vẫn dựa trên các đường lưu lượng max, min. Từ khóa: Lưu lượng mùa kiệt, đường cong suy giảm, lưu vực Thành Mỹ |
80 | Các phương pháp kiểm tra định lượng sự đồng nhất của chuỗi số liệu mưa: Áp dụng cho lưu vực sông Cả
| Lê Thị Thu Hiền, Phạm Văn Tuấn
| Bài báo này trình bày bốn phương pháp thống kê để tính toán định lượng và đánh giá sự đồng nhất của chuỗi số liệu mưa. Chuỗi số liệu mưa ngày thực đo giai đoạn 1959-2016 tại 8 trạm trên lưu vực sông Cả đã được sử dụng để minh chứng cho các phương pháp. Kết quả tính toán thể hiện rằng phần lớn giá trị của các phương pháp độ lệch lũy tích (Cd), thử Bayesian (Ba), tỷ số Worsley (Wo) thay đổi trong khoảng giới hạn cho phép. Giá trị của Cd thay đổi từ 0.396 đến 1.640, trong khi giá trị của Ba dao động từ 0.224 đến 4.542 và giá trị của Wo thay đổi từ 0.074 đến 3.970. Chuỗi số liệu mưa tại các trạm phần lớn thể hiện sự đồng nhất và do đó có thể được sử dụng cho đánh giá sự biến động của mưa cũng như là nguồn dữ liệu đầu vào cho các nghiên cứu liên quan. Phương pháp Cd, Ba và Wo cho kết quả đánh giá sự đồng nhất tương tự nhau và thể hiện sự khác biệt rõ rệt so với phương pháp tỷ số von Neumann. Từ khoá: Sông Cả, Độ lệch lũy tích, thử Bayesian, tỷ số von Neumann, tỷ số Worsley. |
89 | Hệ số phân bố lưu tốc trong máng tràn bên
| Hoàng Nam Bình Lê Văn Nghị | Khi áp dụng các phương trình năng lượng và/hoặc động lượng viết cho toàn dòng chảy, người dùng thường coi phân bố lưu tốc là đồng nhất và không đổi dọc theo chiều lòng dẫn. Nếu dòng chảy là ổn định và chuyển động đều thì giả thiết trên không gây ra sai số đáng kể. Tuy nhiên, trong thực tế dòng chảy là không ổn định, ma sát của thành bên và đáy lòng dẫn làm cho phân bố lưu tốc thực sự không đồng nhất. Đặc biệt, đối với dòng chảy trong máng tràn bên là dòng biến lượng có cấu trúc dòng xoắn ba chiều rất phức tạp thì phân bố lưu tốc càng trở nên không đồng nhất. Bài báo trình bày kết quả xác định các hệ số phân bố lưu tốc gồm hệ số sửa chữa động lượng (a0) và hệ số sửa chữa động năng (a) đối với dòng chảy trong máng tràn bên. Từ khoá: Dòng biến lượng, Máng tràn bên, Hệ số sửa chữa động lượng, Hệ số sửa chữa động năng |
97 | Đánh giá giải pháp giảm thiểu tác hại của thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cơ sở ở khu vực miền Trung | Lê Văn Chính | Thiên tai ở Việt Nam là nguyên nhân gây cản trở trực tiếp tới sự tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, gia tăng đói nghèo, là trở ngại lớn đối với các mục tiêu phát triển đất nước, đặc biệt là khu vực nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Ở Việt Nam, các thiệt hại của thiên tai liên quan đến nước (bão, lũ, hạn) chiếm tỷ trọng lớn tới trên 80% thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là ở các tỉnh Miền Trung. Đến nay, Việt Nam đã ban hành và thực thi có hiệu quả nhiều giải pháp phòng chống, giảm thiểu tác hại của thiên tai liên quan đến nước trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định cần khắc phục. Bài báo ngày trình bày kết quả đánh giá thực trạng các giải pháp giảm thiểu tác hại của thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng ở một số tỉnh Miền Trung, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện các giải pháp tăng cường công tác phòng chống thiên tai phục vụ phát triển kinh tế xã hội của khu vực cũng như của đất nước. Từ khoá: Thiên tai, giải pháp giảm thiểu, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng. |
110 | Nghiên cứu đề xuất kết cấu mặt cắt giao thông đường bộ hợp lý trên đê sông đoạn qua khu vực đô thị | Phùng Vĩnh An, Trần Văn Nguyên
| Trong khoảng mười năm trở lại đây, dưới tác động đòn bẩy của sự phát triển kinh tế xã hội đã làm cho lưu lượng giao thông tăng đột biến. Đặc biệt là đối với các đô thị lớn, các tuyến đê sông trở thành các cửa ngõ giao thông ra vào. Do chức năng của đê sông chủ yếu là ngăn lũ, nên khi phải kết hợp thêm chức năng giao thông đã làm cho kết cấu đường bộ trên đê hư hỏng rất nhiều, thêm vào đó các tiêu chuẩn thiết kế, thi công liên quan của hai lĩnh vực thủy lợi và giao thông hiện nay chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề này hoặc có đề cập đến nhưng không tương thích với nhau, nên đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng mặt đường trên đê trong quá trình khai thác công trình. Nhằm khắc phục những vấn đề nêu trên, bài báo này đề cập đến việc đề xuất các tiêu chí phục vụ cho công tác thiết kế và qua đó đề xuất một số dạng mặt cắt ngang đường bộ điển hình trên đê, phù hợp với yêu cầu giao thông đường bộ, nơi có đoạn đê sông qua khu vực đô thị. Từ khóa: Đê kết hợp đường giao thông; Mặt cắt ngang điển hình; Giao thông đường bộ |