TextBody
Huy chương 2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 8 năm 2012

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 8 (05/2012)

 

TT

Tên bài báo

Tác giả

Tóm tắt

I

Khoa học công nghệ

 

 

1

Một số kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường 2008-2011

TS. Vũ Thế Hải

 

2

Hiện đại hóa thủy lợi phục vụ xây dựng nông thôn mới

GS.TS. Nguyễn Tuấn Anh
ThS. Nguyễn Thị Kim Dung

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn. Hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi là cơ sở cho một nền nông nghiệp bền vững góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới và CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Hệ thống thủy lợi ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được xây dựng từ khá lâu với mục đích là tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trước yêu cầu phát triển nông thôn mới hệ thống thủy lợi đòi hỏi đáp ứng các mục tiêu đa dạng hơn, linh hoạt hơn. Các giải pháp hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phải được thực hiện từ quy hoạch, nâng cấp đến quản lý vận hành công trình.

3

Tính toán cân bằng nước cho lưu vực sông Mã

TS. Vũ Thế Hải

Sông Mã là một trong 10 con sông lớn nhất nước ta, và là con sông lớn nhất miền Trung, nó đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung. Trong những năm gần đây, vào mùa kiệt tại một số vùng trên lưu vực sông Mã thường xuyên thiếu nước, mặn xâm nhập sâu vào đất liền ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Việc tính toán cân bằng nước cho lưu vực sông Mã sẽ làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, bảo đảm cân đối giữa cung và cầu là một việc làm cần thiết.

4

Ảnh hưởng của độ mặn và chế độ tưới đến cây vụ xuân vùng ven biển Bắc Bộ

ThS. Sái Hồng Dương
KS. Phạm Văn Đông

Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu trên đồng ruộng ảnh hưởng của độ mặn và chế độ tưới cho cây Lạc vụ xuân (Lạc Xuân) vùng ven biển Bắc bộ. Kết quả thí nghiệm trong 2 năm (2010, 2011) tại Hải Hậu, Nam Định cho thấy độ mặn, chế độ tưới  ảnh hưởng khá lớn đến sinh trưởng và năng suất Lạc Xuân. Tuy nhiên, với vùng thiếu nước ngọt có thể sử dụng nước có độ mặn <2o/oo để tưới, độ ẩm thích hợp từ 70÷80% bđ 

5

Nâng cao khả năng chống thấm cho bê tông đầm lăn bằng hóa chất kết tinh

ThS. Lê Linh Chi

Bài báo giới thiệu kết quả thí nghiệm sử dụng hóa chất kết tinh INDOSEAL để nâng cao khả năng chống thấm cho bê tông đầm lăn.

6

Thực trạng hạn hán, xâm nhập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng và kiến nghị giải pháp khắc phục

TS. Vũ Thế Hải
KS. Đặng Thị Hà Giang

Nguồn nước suy giảm, các hồ chứa thượng nguồn vận hành không hợp lý, nhu cầu về nước tăng lên dẫn đến tình trạng thiếu nước vùng hạ du. Đối với các tỉnh ven biển việc lấy nước càng khó khăn hơn do ở cuối hệ thống sông và bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. Bài viết này không chỉ là cơ sở để các tỉnh ven biển có những giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn hiệu quả mà còn là cơ sở để xây dựng định hướng phát triển kinh tế xã hội, khai thác bền vững tài nguyên đất, nước và bảo vệ môi trường. 

7

Khả năng hoạt động trong không gian của đàn mối kiếm ăn Coptotermes formosanus shiraki (1909)

TS. Trịnh Văn Hạnh,
ThS. Nguyên Thị My
ThS. Nguyễn Thúy Hiền
ThS. Võ Thu Hiền

Coptotermes formosanus Shiraki là loài mối gây hại nguy hiểm và phổ biến đối với công trình kiến trúc ở nước ta. Mức độ gây hại chủ yếu do khả năng lan tỏa của đàn mối kiếm ăn. Do vậy, việc đánh giá đúng mức khả năng hoạt động trong không gian của đàn mối kiếm ăn sẽ giúp phát hiện sớm hiện trạng xâm hại của mối và có biện pháp xử lý kịp thời, hợp lý nhằm giảm thiểu thiệt hại do mối gây ra. Kết quả điều tra cho thấy mức độ nhiễm mối và phạm vi hoạt động của đàn mối kiếm ăn không đồng nhất theo kiểu loại nhà, theo tầng cao, theo cấu kiện nội thất.

8

Quản lý tài nguyên nước và nhiệm vụ đối với công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo về kinh tế và quản lý

PGS.TS. Đoàn Thế Lợi ThS. Đào Quang Khải

Tài nguyên nước ngày càng khan hiếm, chất lượng nước đang bị suy giảm nghiêm trọng, hạn hán và lũ lụt xảy ra ngày càng gay gắt ở cả quy mô, mức độ và thời gian, trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, đó chính là nguyên nhân  gây ra khủng hoảng về nước ở nhiều nơi trên thế giới. Về phương diện kinh tế  nước được ví như “Vàng xanh” của thế kỷ 21, nước sẽ có giá trị nhất hành tinh, nước là đối tượng tranh giành của nhiều quốc gia,  nhiều nhóm lợi ích và sẽ tạo ra những xung đột cả ở cấp quốc gia và quốc tế.Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì và làm như thể nào để quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả  tài nguyên nước để bảo đảm sự sống của con người, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu? Cần phải làm gì và làm như thế nào để thay đổi nhận thức, hành vi của con người khi tiếp cận với nguồn tài nguyên nước? Bài viết này xin trao đổi một vài ý kiến về quản lý tài nguyên nước và yêu cầu đối với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học về kinh tế và quản lý.

9

Đánh giá chính sách miễn giảm thủy lợi phí và kiến nghị bổ sung hoàn thiện

ThS. Vũ Hồng Khanh

Chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí là một chính sách lớn và hết sức nhạy cảm, đặc biệt đối với những nước mà giá trị sản lượng nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nên kinh tế và tỷ lệ dân tham gia sản xuất nông nghiệp cao như ở Việt Nam.  Tuy chính sách  miễn giảm thuỷ lợi phí đã có từ lâu với phạm vi, đối tượng và mức độ miễn giảm khác nhau, nhưng đến năm 2008, chính sách miễn thuỷ lợi phí mới thực hiện ở phạm vị, đối tượng khá rộng và mức độ miễn giảm là toàn diện (theo Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 và được thay thể bằng Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ).

10

Xác định nguyên nhân sạt lở và dự báo diễn biến lòng dẫn sông Cần Thơ khu vực cầu Trà Niền bằng mô hình MIKE21C

ThS. Hồ Việt Cường
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Nhẫn

Hiện nay, ở Việt Nam, mô hình toán thủy lực hình thái MIKE 21C đã được sử dụng rộng rãi như một công cụ chính trong nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông ngòi. Tuy nhiên với tính chất phức tạp của chế độ thủy động lực trong các đoạn sông vùng ảnh hưởng triều, vẫn chưa có các đánh giá đầy đủ về khả năng và sự phù hợp của mô hình này.

11

Tính toán nước va trong đường ống áp lực dự án thủy điện Đa Nhim

PGS.TS. Nguyễn Thống
ThS. Nguyễn Bình Dương

Dự án thủy điện Đa Nhim được quản lý và khai thác bởi Công ty Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi. Đây là một trong những dự án nằm đầu nguồn thuộc hệ thống sông Đồng Nai, thuộc loại nhà máy thủy điện đường dẫn điển hình có cột nước khá cao. Công suất nhà máy là 160MW gồm 4 tổ máy với điện năng trung bình năm là 1 tỷ kWh/năm. Nội dung bài báo trình bày kết quả tính toán áp lực nước va trong đường ống áp lực. Hệ phương trình đạo hàm riêng mô tả hiện tượng vật lý được giải bằng phương pháp sai phân hữu hạn với sơ đồ ẩn.

II

Chuyển giao công nghệ

 

 

1

Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây dược liệu trên vùng trung du miền núi phái Bắc, một hướng đi tiềm năng

ThS. Trần Hùng
KS. Dương Thị Bích Vân

Vùng đồi núi khu vực Trung du miền núi phía Bắc có thể trồng một số cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên thiếu nước tưới. Đây là một vấn đề cần nghiên cứu, thử nghiệm. Trung tâm Thủy lợi miền núi phía Bắc thuộc Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường hợp tác với các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm cây dược liệu, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho một số cây  trồng thử nghiệm trên vùng đồi. Kết quả ban đầu khá khả quan. Đây là một hướng đi tiềm năng để tăng thu nhập cho người nông dân.

2

Tái sử dụng nước thải - giải pháp hiệu quả trong xử lý môi trường tại các vùng nông thôn mới

KS. Nguyễn Quang Vinh

Cùng với những tiêu chí về đời sống, kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng… thì môi trường cũng là một trong những tiêu chí rất quan trọng, cần đạt được trong quá trình thực hiện Nông thôn mới (NTM). Tại các vùng NTM, sản xuất cây nông nghiệp chuyên canh, cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được ưu tiên phát triển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng công nghệ phù hợp trong việc xử lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và tái sử dụng nước thải rất cần thiết và góp phần quan trọng để thực hiện thành công đề án xây dựng NTM. Tuy nhiên, trên thực tế, công nghệ xử lý nước thải hiện nay rất đa dạng với các đặc trưng kỹ thuật khác nhau, việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp tại các vùng nông thôn Việt Nam còn rất lúng túng. Bài viết giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải có hiệu quả của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

3

Thiết bị lọc nước lưu động sử dụng vật liệu nano cấp nước ăn uống cho vùng ngập lũ

Phạm Đình Kiên
ThS. Trần Hưng

Trước thực trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng, nhất là những dân cư vùng bị nước lũ cô lập, đe dọa sức khỏe và tính mạng, Phòng Môi trường thuộc Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường đang triển khai chế tạo thiết bị lọc nước lũ sử dụng vật liệu nano đáp ứng nhu cầu về  nước sạch, mở ra khả năng phục vụ hiệu quả Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cũng như Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn.

III

Thông tin hoạt động

 

 

1

Thiết kế hệ thống cảnh báo sớm phục vụ quản lý rủi ro thiên tai cho 02 tỉnh Cao Bằng và Cần Thơ

Nguyễn Hữu Phúc

Hiện nay trên thế giới, công tác cảnh báo và dự báo thiên tai rất được quan tâm nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và của, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống cảnh báo sớm bao gồm 4 thành phần: thành phần cảnh báo, truyền thông, khả năng ứng phó và tích hợp của 3 thành phần trên, là một trong những biện pháp hữu hiệu phục vụ công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Bài báo tổng quan về hệ thống cảnh báo sớm của khu vực và Việt Nam. Với tình hình thực tế về thiên tai của 2 tỉnh điển hình Cao Bằng, Cần Thơ, bài báo đã đề xuất thiết kế hệ thống cảnh báo sớm lũ quét cho tỉnh Cao Bằng và hệ thống cảnh báo sớm ngập lụt đô thị cho tỉnh Cần Thơ.

2

An ninh nước và lương thực

Nguyễn Tiến Đạt

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới năm 2002, nước và nông nghiệp (trong đó có lương thực) là 2 lĩnh vực đứng thứ 1 và thứ 2 trong năm ưu tiên phát triển bền vững. Nhưng nước và lương thực đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn do sự gia tăng dân số, trước yêu cầu phát triển và biến đổi khí hậu toàn cầu. Bài báo này giới thiệu những phân tích các khó khăn thách thức về nước và an ninh lương thực phải vượt qua và đưa ra các biện pháp để bảo đảm an ninh về nước và lương thực cho thế giới, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và nước ta đến năm 2050. Bài báo cũng giới thiệu những thông tin tại Diễn đàn nước thế giới lần thứ 6, Hội nghị Nông nghiệp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 31 tổ chức năm 2012 và một số  thông tin liên quan khác.

Mẫu phiếu đặt mua Tạp chí