, 09/10/2024
THỂ LỆ VIẾT BÀIBài viết phải đảm bảo chưa công bố, đăng tải trên các Báo, Tạp chí, độ dài không quá 10 trang, được đánh máy vi tính theo phông Times New Roman, cỡ chữ 12, in trên khổ A4 kèm theo file hoặc gửi qua Email. Bài viết sử dụng tiếng Việt, kèm theo tóm tắt nội dung bằng tiếng Việt và tiếng Anh (không quá 200 từ). Công thức được viết theo Equation Editor và đánh số thứ tự về bên phải. Các bản vẽ phải đúng quy định vẽ kỹ thuật, kích thước không quá 15 x 20cm. Các bài có bản đồ từng vùng hoặc cả nước cần vẽ theo mẫu chính xác, đúng theo quy cách hiện hành, các bản vẽ, biểu bảng phải đánh số thứ tự. Thứ tự sắp xếp bài báo: - Tên bài báo - Họ và tên tác giả, học hàm, học vị, cơ quan công tác - Tóm tắt nội dung (bằng tiếng Việt). - Tóm tắt nội dung (bằng tiếng Anh) - Nội dung bài báo. - Tài liệu tham khảo: đặt liền với bài và ghi thứ tự, số thứ tự được đặt trong [ ]. Trích dẫn tên đề tài công bố. |
Trang | Tên bài báo | Tác giả | Tóm tắt |
2 | Nghiên cứu tác động của mực nước đến chất lượng nước trong các hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng
| Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Đức Phong,
| Nghiên cứu tác động của mực nước đến chất lượng nước được thực hiện tại 7 hệ thống thủy lợi (HTTL) vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) trong vụ xuân năm 2022 và thực hiện 3 đợt quan trắc ứng với các mực nước khác nhau cho thấy: Đợt 1 (15/1 đến 22/1/2022), mực nước trung bình (MNTB) trên các kênh chính cao nhất, đạt 55,81 đến 94,49% mực nước thiết kế (MNTK); Đợt 2 (21/2 đến 28/2/2022), MNTB trên các kênh đã giảm thấp hơn so với đợt 1 và đạt 42,63 đến 86,6% MNTK. Đợt 3 (11/4 đến 18/4/2022) MNTB trên các kênh chính thấp nhất trong 3 đợt quan trắc và đạt 27,69 đến 85,0% MNTK. Kết quả phân tích tương quan giữa MNTB với WQI là tương quan đồng biến, r =0,7 đến 0,99, khi MNTB cao, giá trị WQI tăng lên (chất lượng nước tốt lên). MNTB có tác động rõ rệt đến chỉ số chất lượng nước WQI. Trong 3 đợt quan trắc, đợt 1 có MNTB cao nhất, WQI cao nhất; Đợt 2 có MNTB thấp hơn đợt 1 và WQI cũng thấp hơn đợt 1; Đợt 3 có MNTB thấp nhất và WQI cũng thấp nhất trong 3 đợt quan trắc. Như vậy, việc suy giảm mực nước là một trong các nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng ô nhiễm nước, bên cạnh biện pháp quản lý nguồn thải, cần phải có biện pháp tăng cường nguồn cấp nước để tăng cường khả năng tự làm sạch và giảm thiểu ô nhiễm nước trong các HTTL vùng ĐBSH. Từ khóa: Mực nước, chất lượng nước, hệ thống thủy lợi, Đồng bằng sông Hồng |
18 | Tổng quan cơ chế chính sách về kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
| Đinh Văn Đạo Phạm Quốc Hưng | Quản lý hiệu quả, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước đang được coi là nhiệm vụ cấp bách trong mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước ở khu vực nông thôn. Nhưng thách thức lớn nhất hiện nay là tỷ lệ công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả và tỷ lệ thất thoát vẫn còn cao. Vấn đề nước thải sinh hoạt chưa được kiểm soát gây ô nhiễm nguồn nước. Một trong những nguyên nhân là thiếu mô hình kinh tế phù hợp để định hướng phát triển lĩnh vực cấp nước một cách hiệu quả và bền vững. Bài viết này trình bày khả năng áp dụng các nguyên lý kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cấp nước nông thôn. Kết quả rà soát chính sách, áp dụng kinh tế tuần hoàn trên thế giới và khả năng áp dụng trong quản lý cấp nước đã gợi ý ra được nguyên lý tiềm năng có thể áp dụng là 3R, bao gồm Reduce: giảm nhu cầu; Re-use: sử dụng lại; và Recover: phục hồi. Các cơ chế chính sách khuyến khích áp dụng kinh tế tuần hoàn chưa được đồng bộ và cụ thể đối với lĩnh vực cấp nước mà nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp lý khác nhau. Điều này làm cơ sở đưa ra những đề xuất về kế hoạch quản lý cấp nước nông thôn theo nguyên lý kinh tế tuần hoàn như kế hoạch nghiên cứu, xây dựng quy định và tiêu chí giảm sử dụng, tái sử dụng và phục hồi nguồn nước. Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, cấp nước nông thôn, giảm, sử dụng lại và phục hồi |
29 | Thực trạng và giải pháp để thực hiện hiệu quả chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi | Nguyễn Hồng Khanh, Chu Thị Thu Huyền, Nguyễn Đức Việt | Nhằm tạo sự thay đổi căn bản trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước và thay thế cho cơ chế thủy lợi phí đã kéo dài hàng chục năm nay, trong đó chính sách hỗ trợ đã được thực hiện từ năm 2008 trở lại đây. Từ năm 2017, Nhà nước đã chuyển đổi sang theo chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi sau khi thủy lợi phí không còn trong danh mục phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí. Luật Thủy lợi được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2017 đã quy định cụ thể hơn các nội dung liên quan đến chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Đây là chính sách mới, kỳ vọng mang tính đột phát, có sự tác động đến nhiều bên liên quan ở cả đối tượng thực thi chính sách và thụ hưởng chính sách từ cấp Trung ương và địa phương. Quá trình triển khai chính sách này, tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng bên cạnh đó, đến nay vẫn còn rất nhiều tồn tại, khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Ngày 19/6/2023, Quốc hội đã ban hành Luật Giá (sửa đổi), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, trong đó có quy định nội dung về thẩm quyền quyết định giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Đánh giá thực trạng và nghiên cứu các bài học kinh nghiệm trên thế giới là cần thiết để đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trong thời gian tới. Chuyên đề này không đánh giá toàn bộ, mà chỉ tập trung vào một số khó khăn, bất cập lớn trong quá trình thực hiện chính sách. Từ khóa: Giá nước, định giá thủy lợi, công trình thủy lợi, an ninh nguồn nước |
38 | Khai thác nước mưa, nước mặt không nhiễm mặn trong cấp nước sinh hoạt nông thôn quy mô hộ gia đình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long | Nguyễn Văn Tỉnh, Nguyễn Thị Vân Anh, Đào Thu Thủy | Trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến cấp nước sinh hoạt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì việc chủ động thu, trữ và xử lý nước mưa, nước mặt tại hộ gia đình là rất cần thiết. Qua khảo sát, đánh giá thực tế, ở những khu vực chưa có cấp nước tập trung, các hộ gia đình nông thôn vùng ĐBSCL đã và đang sử dụng nước mưa, nước mặt làm nguồn nước sinh hoạt tuy nhiên do điều kiện tập quán, thói quen và điều kiện thời tiết, người dân chủ yếu thu, trữ, sử dụng nguồn nước theo mùa với dung tích trữ nhỏ, xử lý sơ sài hoặc không qua xử lý nên chất lượng nước sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh theo quy chuẩn của Bộ Y tế, đặc biệt ở những hộ gia đình sống xa khu dân cư tập trung, vào mùa khô hạn, các hộ thường xuyên phải mua nước ngọt giá cao lên tới 80.000-120.000 đồng/m3. Trên cơ sở khoa học và nghiên cứu ứng dụng về thu, trữ, xử lý nước cấp phục vụ sinh hoạt, nhóm tác giả đã nghiên cứu tổng hợp và đưa ra một số đánh giá về hiện trạng công tác thu, trữ, xử lý nước hiện nay tại khu vực nông thôn ĐBSCL. Từ khóa: Cấp nước sinh hoạt, hộ gia đình, nguồn nước, trữ nước, nước mưa, nước mặt. |
49 | Nghiên cứu sử dụng mô hình học máy tăng cường độ dốc vào dự đoán năng lượng pin mặt trời sử dụng công nghệ quang điện
| Nguyễn Hữu Năm, Trần Quốc Thanh Trần Văn Quân
| Nhu cầu năng lượng toàn cầu ngày càng tăng, cùng với nhu cầu về các nguồn năng lượng sạch và bền vững, đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể các dự án điện mặt trời trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, công nghệ, kỹ thuật và khả năng phát triển dự án điện mặt trời còn đang phụ thuộc rất nhiều vào nước ngoài, dẫn đến việc triển khai điện mặt trời với quy mô lớn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về giá thành. Điều này khiến điện mặt trời khó có khả năng cạnh tranh với những nguồn điện truyền thống khác. Tuy nhiên việc đánh giá, thiết kế năng lượng pin mặt trời bằng công nghệ quang điện Solar photovoltaic ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, chủ yếu do các đơn vị tư vấn nước ngoài. Sẽ hết sức có ý nghĩa nếu có thể đánh giá sơ bộ ban đầu nguồn năng lượng pin mặt trời. Việc sử dụng công cụ học máy ML trong dự báo năng lượng mặt trời đã thu hút được sự chú ý đáng kể trong những năm gần đây, với một số nghiên cứu chứng minh tiềm năng của các mô hình dựa trên ML trong việc cải thiện độ chính xác và độ tin cậy của dự báo năng lượng mặt trời. Do vậy, nghiên cứu này sẽ nghiên cứu đưa ra một ứng dụng cụ thể của một mô hình học máy hiện đại là tăng cường độ dốc (Gradient Boosting) trong việc dự báo năng lượng pin mặt trời từ nhiệt độ môi trường, lượng bức xạ nhiệt và nhiệt độ pin mặt trời. Từ khóa: Năng lượng pin mặt trời, công nghệ quang điện, học máy, tăng cường độ dốc, dữ liệu lớn |
58 | Ứng dụng công cụ Google Earth Engine
| Trần Thanh Tùng Trần Đăng Hùng | Trong những năm gần đây, tình trạng xói lở bờ biển ở nước ta diễn ra mạnh mẽ và để lại nhiều hậu quả nặng nề cho dải ven biển Miền Trung. Các đường bờ biển dễ bị tổn thương do các yếu tố biến đổi khí hậu, triều cường, thời tiết cực đoan như bão, lũ cũng như do các hoạt động của con người như cải tạo đất, xây dựng các công trình dân sinh…. Do đó, nghiên cứu diễn biến đường bờ biển là một nhiệm vụ quan trọng để phục vụ quản lý hệ sinh thái ven biển bền vững. Dữ liệu quan sát trái đất, như hình ảnh vệ tinh đa thời gian, là một nguồn tài nguyên quan trọng để đánh giá những thay đổi đường bờ ven biển. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chuỗi ảnh vệ tinh quang học (Sentinel-2 và Landsat) cùng với nền tảng điện toán đám mây Google Earth Engine (GEE) để theo dõi và tự động trích xuất đường bờ biển, sau đó sử dụng công cụ DSAS để tính toán, phân tích diễn biến đường bờ biển khu vực cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2021. Từ khóa: Biến động đường bờ, Google Earth Engine, DSAS, cửa Tùng |
67 | Nghiên cứu tính toán dự báo bồi lắng hồ chứa - Áp dụng cho hồ chứa Pleikrong | Đỗ Xuân Khánh, Nguyễn Thu Hiền
| Trong nghiên cứu này, mô hình SWAT và HECRAS đã được áp dụng để nghiên cứu dự báo bồi lắng hồ chứa và áp dụng cho hồ chứa Pleikrong. Kết quả tính toán cho thấy trong những năm đầu khai thác tốc độ bồi lắng lòng hồ đặc biệt lớn và tập trung từ đầu hồ chứa đến vị trí cách hồ 5 km. Theo thời gian bùn cát bồi lắng tăng dần và lan dần về phía đập. Mức độ bồi xói tại các vị trí có sự khác nhau đáng kể. Tính đến 2050, sau 40 năm vận hành vị trí cách đập 5.36 km bị bồi lắng lớn nhất, chiều dày bồi lắng lên đến 14,74m. Trong khi đó, vị trí cách đập 25,61km nơi đáy hồ đặc biệt dốc lòng hồ bị xói nhẹ 0,92m. Phần sát đập gần cửa nhận nước bùn cát bồi lắng thêm 0,74m. Kết quả nghiên cứu có một ý nghĩa thực tiễn trong công tác quản lý bồi lắng hồ chứa và là cơ sở đề xuất một số giải pháp phù hợp để giảm thiểu bồi lắng hồ chứa. Từ khóa: Bồi lắng hồ chứa, mô hình toán, SWAT, HECRAS. |
75 | Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đô thị hóa đến tiêu thoát lũ trên hệ thống trục tiêu Cầu Đọ - Vĩnh Phúc
| Nguyễn Văn Sơn Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Công Lương | Vĩnh Phúc là một tỉnh đồng bằng sông Hồng, cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong những năm gần đây có mức tăng trưởng kinh tế cao, mức độ đô thị hóa ngày nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm ảnh hưởng lớn đến tiêu thoát lũ. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu (BĐKH) làm cho lượng mưa thay đổi bất thường và cực đoan cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng ngập úng gia tăng. Trục tiêu Cầu Đọ có nhiệm vụ tiêu thoát cho lưu vực 5.046 ha, từ năm 1990 đến 2022, đã xảy ra nhiều lần bị ngập úng mỗi khi có mưa lớn (lượng mưa trên 150 mm), gây ra tổn thất về kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Sông Lô, huyện Lập Thạch. Đặc biệt trận mưa năm 2016 gây thiệt hại nặng nề, trên 120 ha lúa bị ảnh hưởng tới năng suất và hơn 1.000 ha lúa, ngô, rau màu bị ngập úng, làm 1 người bị chết và 2 người bị thương. Kết quả cho thấy do lòng dẫn bị thu hẹp, bồi lắng, tốc độ đô thị hóa cao, mực nước sông Lô dâng cao ảnh hưởng đến tiêu thoát tự chảy của hệ thống. Từ khoá: Biến đổi khí hậu, tiêu thoát lũ, Cầu Đọ |
84 | Phân vùng tính toán cân bằng tài nguyên nước phục vụ quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Nhuệ - Đáy | Tống Thanh Tùng Nguyễn Bách Thảo, Nguyễn Thị Thanh Thủy | Lưu vực sông (LVS) là vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia nước (hay còn gọi là đường phân thủy) trên mặt và dưới đất. Phân vùng tính toán cân bằng tài nguyên nước là bước đầu tiên và quan trọng để xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông. Các kết quả phân chia các tiểu lưu vực, các vùng trong một lưu vực sông trước đây thường tách biệt đối tượng nước mặt và dưới đất, hay chưa kết đến các yếu tố môi trường sinh thái, các hoạt động khai thác sử dụng nước trong lưu vực sông. Nghiên cứu này đưa ra cơ sở phân vùng tổng hợp các yếu tố cấu thành vùng cân bằng tài nguyên nước của lưu vực sông Nhuệ - Đáy, dựa trên những nguyên tắc, yêu cầu của quy hoạch tổng hợp lưu vực sông. Từ đó, lưu vực sông Nhuệ - Đáy được phân làm 5 vùng tính toán cân bằng nước gồm: vùng thượng lưu sông Đáy với diện tích 1.293 km2, vùng sông Nhuệ - Đan Hoài với diện tích 1.165 km2, vùng sông Hoàng Long với diện tích 2.506 km2, vùng Bắc Nam Hà với diện tích 1.213 km2, vùng ven biển với diện tích 1.624 km2. Kết quả phân vùng là cơ sở ban đầu và quan trọng để xác định phương pháp và số liệu phục vụ tính toán cân bằng tổng hợp tài nguyên nước phù hợp với những đặc trưng của mỗi vùng tính toán cân bằng nước. Từ khóa: Cân bằng tài nguyên nước, quy hoạch LVS, GIS, LVS Nhuệ-Đáy. |
95 | Xây dựng công thức thực nghiệm tính toán độ sâu sau nước nhảy trong kênh mặt cắt chữ nhật có xét đến ảnh hưởng của lực cản
| Hồ Việt Hùng | Độ sâu sau nước nhảy là một đặc trưng quan trọng của nước nhảy, ảnh hưởng trực tiếp đến độ sâu và chiều dài của bể tiêu năng sau đập tràn hoặc cống ngầm. Do đó, việc xây dựng công thức để tính toán chính xác độ sâu sau nước nhảy là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Bài báo này trình bày việc thiết lập và kiểm định các công thức thực nghiệm để tính toán tỷ số độ sâu liên hiệp của nước nhảy, áp dụng cho kênh lăng trụ đáy bằng có mặt cắt ngang hình chữ nhật, khi xét đến ảnh hưởng của ma sát. Định lý Buckingham được sử dụng để xác định mối liên hệ giữa độ sâu nước nhảy và các yếu tố thủy lực khác. Các số liệu thí nghiệm nước nhảy của Hager và Bretz đã được ứng dụng để xác định các hệ số và kiểm định các công thức. Kết quả kiểm định độc lập cho thấy, sai số tương đối trung bình nhỏ hơn 2% và hệ số R2 sấp sỉ bằng 1. Như vậy, các công thức được đề xuất có dạng đơn giản, phạm vi sử dụng rộng mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao của kết quả tính toán. Từ khóa: Nước nhảy, độ sâu liên hiệp, Buckingham, công thức thực nghiệm. |
104 | Đánh giá ảnh hưởng của sự dịch chuyển giờ cao điểm đến hiệu quả các thủy điện điều tiết ngày
| Nguyễn Văn Nghĩa | Các trạm thủy điện (TTĐ) nhỏ đều được áp dụng tính giá bán điện theo Biểu giá chi phí tránh được, giờ phát điện cao điểm từ khung thời gian 9h30 đến 11h30 và từ 17h đến 20h không kể ngày chủ nhật. Ngày 09/02/2021 Bộ Công thương có quyết định số 478/QĐ-BCT cho phép dịch chuyển giờ phát điện cao điểm các nhà máy từ khung thời gian 9h30 đến 11h30 sang khung thời gian 6h đến 8h các ngày trong tuần trừ chủ nhật. Sự thay đổi này có ảnh hưởng đáng để đến hiệu quả của các TTĐ điều tiết này mà hồ chứa có dung tích hữu ích hạn chế (Vhi/Vyc <40%). Khi dung tích hồ đủ lớn để đáp ứng nhu cầu nước cho phát cao điểm thì sự thay đổi khung giờ có tác động không rõ nét đến hiệu quả năng lượng (Vhi/Vyc>40%). Từ khóa: Trạm thủy điện nhỏ, hiệu quả, biểu giá chi phí tránh được, điều tiết ngày. |
113 | Phân tích tiến trình thấm và xói theo thời gian với dòng thấm ngang và đứng
| Lê Văn Thảo | Những kết cấu thủy lực đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta như cung cấp năng lượng, cung cấp nước, điều khiển lũ lụt… Xói ngầm là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mất ổn định trong các công trình như đập, đê hay các hồ chứa nước bằng đất. Foster et al. (2000)[1] đã thực hiện thống kê trên 11192 đập đất lớn, trong số 128 đập đất bị vỡ được biết, có khoản 46.1% là do xói bên trong, 48.4% là do nước tràn qua đập và 5.5% là do trượt lỡ. Tiến trình xói ngầm có thể phân ra thành bốn loại: xói rò rĩ, xói kéo theo, xói tiếp xúc và xói hạt mịn. Tiến trình xói hạt mịn có thể gây ra những thay đổi quan trọng về đặc trưng thủy lực và cơ học của đất. Trong thực tế yêu cầu mô hình nghiên cứu cần phải phù hợp với kết cấu và dòng chảy trong thân đập. Vì vậy mục tiêu của bài báo sẽ phân tích tiến trình thấm và xói theo thười gian của mẫu nhiều lớp với dòng chảy ngang và dòng chảy đứng, để đảm bảo sự đánh giá an toàn của những kết cấu thủy lực và để phù hợp với kết cấu đập, đê thực tế. Từ khóa: Xói ngầm, dòng thấm ngang, dòng thấm đứng, Đập đất. |