, 26/12/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 9 (07/2012)
TT | Tên bài báo | Tác giả | Tóm tắt |
I | Khoa học công nghệ |
|
|
1 | Xác định kích thước yêu cầu đảm bảo ổn định của côn cát ven biển miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận | PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh | Bài báo phản ánh phương pháp xác định kích thước yêu cầu của cồn cát ven biển và vận dụng trong tính toán kích thước của cồn cát ven biển miền Trung Việt Nam với một tiêu chuẩn an toàn xác định. Kết quả nghiên cứu được ứng dụng cho định hướng quy hoạch cồn cát ven biển và đáp ứng các yêu cầu quản lý.s |
2 | Phương pháp xây dựng công thức tính thực nghiệm tính thấm trên ruộng lúa trong giai đoạn ngập nước ở đồng bằng Bắc Bộ | ThS. Trần Văn Đạt | Bài báo này trình bày phương pháp và kết quả nghiên cứu thực nghiệm về đặc tính thấm trên ruộng lúa trong giai đoạn ngập nước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, (i) trong các điều kiện xác định về địa chất, địa chất thuỷ văn trên hệ thống tưới, tốc độ thấm có quan hệ chặt chẽ với gradient thấm thông qua lớp nước mặt ruộng; (ii) sử dụng phương pháp thí nghiệm bằng thùng để xây dựng công thức thực nghiệm tính toán thấm hoàn toàn phù hợp với yêu cầu quản lý và phát triển hệ thống tưới ở nước ta hiện nay. |
3 | Đổi mới tư duy hay đổi mới cơ chế để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi ? Một số kinh nghiệm ở Tuyên Quang | PGS.TS. Đoàn Thế Lợi ThS. Nguyễn Thị Định ThS. Đào Quang Khải | Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thuỷ lợi hiện có phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của ngành thủy lợi, đặc biệt trong bối cảnh tiếp tục cắt giảm đầu tư công để ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết 11 ngày 24/2/2011 của Chính phủ, trong đó đổi mới cơ chế quản lý được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Với định hướng trên trong những năm qua, nhất là sau khi triển khai thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí theo Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành nhiều chính sách mới tạo cơ sở pháp lý để các địa phương đổi mới cơ chế quản lý. Đã và đang xuất hiện một số mô hình quản lý mới, bước đầu đã mang lại hiệu quả rất đáng ghi nhận. Tuy vậy, vẫn còn nhiều địa phương chưa quyết liệt triển khai thực hiện đổi mới cơ chế quản lý. Bài viết sau đây xin cùng bàn luận và chia sẻ một số ý kiến về quá trình đổi mới tư duy và đổi mới cơ chế để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi tại tỉnh Tuyên Quang. |
4 | Lựa chọn cây chống xói mòn trên đất dốc ở khu thí nghiệm tại Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội | TS. Nguyễn Tân Vương KS. Nguyễn Nguyên Hằng ThS. Đào Văn Khương | 3 loài cây đã được lựa chọn để thử nghiệm khả năng chống xói mòn trên đất dốc tại khu vực thí nghiệm mô hình sông biển tại Hòa Lạc, Sơn Tây, Hà Nội gồm: Cỏ lạc (Arachis pintoi Krapov. & W.C. Greg), Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck) Merr), Duối leo (Trophis sp.). Sài đất là loài ưa ẩm, sinh trưởng nhanh, độ che phủ của mô hình mới trồng sau 3 tháng trên các ô đo đếm dao động từ 45% đến 83%, trung bình đạt 64,8%, nếu so với ô cỏ dại trồng trong cùng điều kiện và sau 2 năm thì mô hình Sài đất đạt độ phủ bằng 92,3%. Sau 3 tháng trồng Cỏ lạc có độ che phủ bằng 28% so với thảm cỏ dại trồng 2 năm ở điều kiện tương tự. Duối leo, do có thời gian sinh trưởng dài, nên sau 3 tháng trồng, chưa thể đánh giá được độ phủ. Kết quả cho thấy Sài đất và Cỏ lạc là 2 loài vừa có màu sắc đẹp vừa có khả năng chống xói tốt vừa có giá trị cảnh quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại khu vực Hòa Lạc. |
5 | Ứng dụng thuật toát di truyền trong tính toán tối ưu chi phí xây dựng mạng lưới cấp nước | ThS. Hồ Minh Thông ThS. Trần Thị Vân Thư PGS.TS. Huỳnh Thanh Sơn | Bài báo trình bày phương pháp tính toán chi phí tối ưu xây dựng mạng lưới cấp nước. Chương trình Epanet được sử dụng trong nghiên cứu mô phỏng thủy lực mạng lưới, kết hợp với thuật toán di truyền và phương pháp chi phí phạt để tìm ra chi phí tối ưu khả thi. Điều kiện của bài toán bao gồm đường kính ống, có giới hạn về đường kính thương mại có sẵn, cao trình nguồn cấp, vận tốc trong đường ống và áp lực tại các nút trên mạng lưới. Kết quả nhận được từ nghiên cứu cho thấy sự phù hợp với các kết quả từ mô hình nghiên cứu của các tác giả khác. |
6 | Ứng dụng công nghệ lọc sinh học vật liệu nổi để xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản | ThS. Lê Thị Siêng PGS.TS. Lương Văn Thanh KS. Đỗ Mạnh Cường | Trong những thập niên gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải từ các nhà máy chế biến thủy hải sản vừa và nhỏ thuộc các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày một gia tăng. Việc xây dựng và quản lý các hệ thống xử lý nước thải với công nghệ phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao, rất khó ứng dụng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương. Để giải quyết vấn đề này các tác giả đã tiến hành nghiên cứu mô hình thực nghiệm công nghệ lọc sinh học vật liệu nổi sử dụng vật liệu tại chỗ với qui trình vận hành đơn giản, rất phù hợp để chuyển giao cho các cơ sở chế biến thủy hải sản vừa và nhỏ góp phần bảo vệ môi trường. |
7 | Một số giải pháp kết cấu trông xây dựng đê lấn biển áp dụng cho tuyến đê biển Vũng Tàu - Gò Công | PGS.TS. Trần Đình Hòa và nnk | Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt, úng ngập,…đã và đang là vấn đề cấp bách đe dọa nhiều nơi, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam là một trong những nước được đánh giá là chịu ảnh hưởng nặng nền nhất của biến đổi khí hậu – nước biển dâng. Việc nghiên cứu xây dựng các công trình đê lấn biển nhằm chủ động phòng chống và giảm nhẹ các tác hại của nước biển dâng là rất quan trọng và cần thiết đối với nhiều vùng, miền ở Việt Nam. Tuy nhiên, giải pháp xây dựng đê biển như thế nào để vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vừa phù hợp với điều kiện thực tế mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao là những vấn đề cần phải được xem xét nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Bài báo xin giới thiệu một số giải pháp kết cấu đê lấn biển được nghiên cứu áp dụng cho ý tưởng xây dựng tuyến đê biển từ Vũng Tàu đến Gò Công và có thể áp dụng cho các dự án khác với điều kiện tương tự. |
8 | Một số nguyên tắc xác định chỉ số môi trường trong xây dựng hệ thống quan trắc môi trường nông thôn | PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương | Môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do tác động của các hoạt động sản xuất, dân sinh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có được các số liệu cơ bản phục vụ công tác quản lý của ngành. Trước tình trạng trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra quyết định số 3244/QĐ-BNN- KHCN ngày 02/12/2010 phê duyệt đề án “Tăng cường năng lực quan trắc môi trường nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010-2020” sẽ được triển khai trong thời gian tới với 7 Trung tâm vùng. Dưới trung tâm vùng là các Trạm chuyên đề và Trạm quan trắc môi trường nông thôn. Nội dung bài viết thông tin đến bạn đọc về tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, hiện trạng hệ thống quan trắc môi trường của ngành nông nghiệp và đề xuất một số nguyên tắc xác định chỉ số môi trường nhằm thống nhất nội dung trong toàn hệ thống, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý của ngành. |
9 | Khả năng tháo nước của đập tràn phím Piano loại B | TS. Trương Chí Hiền | Bài báo mô tả các thí nghiệm nghiên cứu chế độ thuỷ lực của đập tràn phím piano kiểu B (PKB) trong phòng thí nghiệm thuỷ lực ở trường Đại học Bách khoa-ĐHQG TpHCM với các mục tiêu: (1) Xác định khả năng tháo của đập tràn PKB với cột nước tràn H=1~3m và N= 4.0 và 5.5. (2) Đánh giá ảnh hưởng mức độ ngập của mực nước hạ lưu lên khả năng tháo của đập tràn phím piano PKB. Kết quả thí nghiệm cho thấy lưu lượng đơn vị tháo qua đập tràn PKB lớn hơn lưu lượng đơn vị tháo qua đập tràn Creager từ 2 đến 4 lần khi cột nước tràn H thay đổi từ 1 đến 3m. Ở chế độ chảy ngập, mực nước hạ lưu dao động nhiều nên kết quả đo đạc có độ phân tán lớn. Nhìn chung, trong trang thái chảy ngập lưu lượng tháo qua đập tràn PKB giảm từ 20% đến 30% so với chảy tự do, khi mức độ ngập hn/H đạt đến 0.7. |
10 | Mối tương quan giữa mưa và trượt mái dốc | ThS. Hoàng Đại Toàn, TS. Lê Đình Hồng | Mưa kéo dài với cường độ lớn là một trong những nguyên nhân dẫn đến sạt lở đất mái dốc, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế và ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Bài báo giới thiệu những kết quả nghiên cứu mới về ảnh hưởng của mưa đến quá trình sạt lở thông qua việc sử dụng kết hợp các phần mềm Seep/w, Slope/w có áp dụng lý thuyết cơ học đất không bão hoà. Hệ số ổn định của mái dốc và các thông số khác như độ ẩm, áp lực nước lỗ rỗng, lực hút dính… được tính toán theo từng bước thời gian dưới ảnh hưởng của mưa giúp ích cho việc dự báo sạt lở và có các biện pháp khắc phục, giảm nhẹ thiệt hại do trượt mái dốc gây ra. |
11 | Ứng xử động lực học của bể chứa chất lỏng | TS. Lê Đình Hồng | Bài báo này đề cập đến vấn đề ứng xử động lực học của bể chứa chất lỏng trong điều kiện động đất. Bể chứa và chất lỏng được mô phỏng bằng phần mềm Ansys. Sự tương tác giữa bể chứa và chất lỏng được tính toán thông qua điều kiện liên kết. Các tính toán này được thực hiện bằng phân tích tĩnh học, mô hình và chuỗi thời gian lịch sử. Kết quả của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của động đất lên chiều cao dao động, ứng suất von Mises, tổng lực cắt đáy cũng như sự ảnh hưởng của các bước thời gian lên kết quả. Bên cạnh đó, phép biến đổi Fourier chuyển dữ liệu dao động và kết quả tính toán chứng minh vai trò của miền tần số và ứng xử của bể chứa. |
12 | Hạn hán miền Trung, một số giải pháp khắc phục | TS. Vũ Thế Hải, TS. Lê Xuân Quang | Hạn hán là một trong những dạng thiên tai gây thiệt hại nặng nề nhất ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội ở nước ta. Hạn xảy ra thường xuyên và liên tục ở các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là vùng nam Trung Bộ. Hạn hán có 4 loại: hạn khí tượng, hạn nông nghiệp, hạn thủy văn và hạn kinh tế xã hội. Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu, đánh giá về hạn hán miền Trung, nguyên nhân và một số giải pháp khắc phục làm cơ sở cho việc quản lý sử dụng tài nguyên nước hiệu quả và bền vững, đặc biệt trong mùa khô hạn. |
II | Chuyển giao công nghệ | ||
1 | Giải pháp tự động hóa giám sát, điểu khiển và vận hành hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp | ThS. Nguyễn Quốc Hiệp | rong những năm qua ngành thủy sản đã khẳng định vai trò và đóng góp rất lớn vào nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên các mô hình nuôi còn thủ công, nhỏ lẻ chưa phát triển thành quy mô công nghiệp, nên vẫn chưa phát huy hết tiềm năng nuôi trồng thủy sản của nước nhà, chưa tạo được thương hiệu riêng cho các khu nuôi đảm bảo an toànvệ sinh thực phẩm. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Thủy lợi – Viện Khoa học Thủy lợi đã đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ tự động vào nuôi trồng thủy sản. Đây sẽ là giải pháp giúp các hộ nuôi có thể áp dụng đúng quy trình nuôi trồng thủy sản, có thể phòng bệnh cho các vật nuôi, tăng năng suất và tránh ô nhiễm môi trường nuôi. |
III | Thông tin hoạt động |
|
|
1 | Bơm HT3600-5 một loại bơm hướng trục buồng xoắn thích hợp cho tưới tiêu đồng bằng Việt Nam | TS. Phạm Văn Thu | Các loại bơm đặt ngang có nhiều ưu điểm hơn các loại bơm đặt đứng và bơm đặt nghiêng vì dễ lắp đặt, sửa chữa, nhà trạm đơn giản và rẻ tiền hơn đến 40% so với việc dùng bơm trục đứng cùng loại. Tuy nhiên, không phải bơm đặt ngang nào cũng có ưu điểm đó, bơm đặt ngang loại hướng trục có kết cấu cổ điển thường hay hỏng bạc đỡ phía dưới, khả năng hút kém nên dễ bị xâm thực khi chọn cao trình đặt bơm không đúng. Bơm 4000m3/h có tên kĩ thuật 24HTN90 là loại hướng trục đặt ngang đã được chế tạo và lắp đặt ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Khu Bốn cũ vào những năm 1960-1990 hơn 1000 bộ. Qua quá trình sử dụng, bơm 24HTN90 đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Hiện nay, các địa phương đang có kế hoạch cải tạo nâng cấp các trạm bơm có lắp đặt bơm này. Cần phải nghiên cứu để cải tiến loại bơm 24HTN90 để vừa phát huy được ưu điểm của bơm trục ngang vừa giải quyết được việc nâng cấp cải tạo các trạm bơm hiệu quả đáp ứng được nhu cầu thị trường. Loại bơm HT3600-5 đã được nghiên cứu bài bản và công phu có hiệu suất cao và khắc phục được tất cả những nhược điểm của bơm 24HTN90. Đây là loại bơm thay thế cho bơm 24HTN90 tốt nhất hiện nay và cũng là loại bơm rất tiết kiệm cho việc cải tạo hoặc xây dựng các trạm bơm mới. |
2 | Viện Thủy công đưa nước về vùng đất khát | Tỉnh Thanh | Xã Mù Sang, điểm cực bắc của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là một trong những vùng đói khát nhất nước hiện nay. Những người dân sống ở đây quanh năm nơm nớp lo đối phó với cái đói, cái khát. Cũng bởi khí hậu khắc nghiệt mà nước sạch sinh hoạt vô cùng khan hiếm. Các nhà khoa học Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã phối hợp với Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Ban công tác Thanh niên Quân đội chọn Mù Sang làm điểm đến đầu tiên trong chương trình Quà Tặng Biên Cương nhằm "giải nhiệt" cho những vùng "khát cháy". |
Phiếu đặt mua Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi