, 08/12/2024
THỂ LỆ VIẾT BÀIBài viết phải đảm bảo chưa công bố, đăng tải trên các Báo, Tạp chí, độ dài không quá 10 trang, được đánh máy vi tính theo phông Times New Roman, cỡ chữ 12, in trên khổ A4 kèm theo file hoặc gửi qua Email. Bài viết sử dụng tiếng Việt, kèm theo tóm tắt nội dung bằng tiếng Việt và tiếng Anh (không quá 200 từ). Công thức được viết theo Equation Editor và đánh số thứ tự về bên phải. Các bản vẽ phải đúng quy định vẽ kỹ thuật, kích thước không quá 15 x 20cm. Các bài có bản đồ từng vùng hoặc cả nước cần vẽ theo mẫu chính xác, đúng theo quy cách hiện hành, các bản vẽ, biểu bảng phải đánh số thứ tự. Thứ tự sắp xếp bài báo: - Tên bài báo - Họ và tên tác giả, học hàm, học vị, cơ quan công tác - Tóm tắt nội dung (bằng tiếng Việt). - Tóm tắt nội dung (bằng tiếng Anh) - Nội dung bài báo. - Tài liệu tham khảo: đặt liền với bài và ghi thứ tự, số thứ tự được đặt trong [ ]. Trích dẫn tên đề tài công bố. |
Trang | tên bài báo | Tác giả | Tóm tắt |
2 | Kết quả hoạt động của Viện Thủy Công 15 năm qua (2008 - 2023) | Nguyễn Thành Công |
|
7 | Khai thác bền vững nước dưới đất dải cồn cát ven biển Bắc Trung Bộ: Tài nguyên nước dưới đất và trữ lượng có thể khai thác | Vũ Đình Hùng, Vũ Ngọc Quỳnh Nguyễn Tiếp Tân | Dải cồn cát ven biển Bắc Trung Bộ chạy từ đầu Nghệ An qua Hà Tính, Quảng Bình đến cuối Quảng Trị dài hơn 271,9 km, diện tích hơn 443,7 km2,nơi đây có khoảng260.000 cư dân sinh sống. Nguồn nước ngọt chính cấp cho sinh hoạt và sản xuất của cư dân sống “trên cát” nơi đây chủ yếu là từ tầng chứa Holocen trên (qh2) tồn tại dưới dạng những thấu kính trong cồn cát. Để khai thác sử dụng bền vững nguồn nước quý này cần nắm bắt đầy đủ các thông tin địa chất thủy văn của tầng chứa nước, trong đó tài nguyên dự báo nước dưới đất và trữ lượng có thể khai thác là những thông tin thiết yếu. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu tài nguyên dự báo nước dưới đất, trữ lượng có thể khai thác trên cơ sở phân tích điều kiện địa chất thủy văn, mưa, bốc hơi và quan trắc động thái nước dưới đất trong các thấu kính. Kết quả cho thấy nước ngọt trong các thấu kính chủ yếu hình thành và bổ cập từ nước mưa với tài nguyên nước dự báo nước dưới đất tính toán được khoảng 1,633 tỷ m3, trong đó, tài nguyên tĩnh là 1,462 tỷm3 và lượng bổ cập tự nhiên là 170,507 triệu m3. Tổng trữ lượng có thể khai thác khoảng 370.862 m3/ngày. Từ khóa: Nước dưới đất, cồn cát, thấu kính nước nhạt, tài nguyên, trữ lượng. |
17 | Khai thác bền vững nước dưới đất dải cồn cát ven biển Bắc Trung Bộ: Nhu cầu dùng nước và khả năng đáp ứng của các thấu kính nước nhạt | Vũ Đình Hùng, Vũ Ngọc Quỳnh Nguyễn Tiếp Tân | Tiếp theo bài báo “Khai thác bền vững nước dưới đất dải cồn cát ven biển Bắc Trung Bộ: 1. Tài nguyên nước dưới dất và trữ lượng có thể khai thác”, bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu nhu cầu nước nước sinh hoạt, sản xuất trong vùng và khả năng đáp ứng của các thấu kính nước nhạt ven biển này. Về tổng thể, nguồn nước trong các thấu kính đáp ứng lâu dài nhu cầu nước trong vùng. Cụ thể, giữ nguyên lượng khai thác phục vụ sản xuất hiện tại (15.661 m3/ngày), chỉ tính sự gia tăng nhu cầu nước sinh hoạt, đến 2035 nhu cầu dùng nước trên toàn vùng ước tính là 83.598 m3/ngày, thấp hơn nhiều so với tổng trữ lượng có thể khai thác (263.355 m3/ngày), bằng 31,8%. Như vậy, sau khi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, còn khoảng 179.757 m3/ngày (68,2% tổng trữ lượng có thể khai thác) dành cho sản xuất. Tuy nhiên, phân tích từng thấu kính chỉ ra rằng, mức độ đảm bảo biến động theo thấu kính. Chưa tính đến khai thác phục vụ sản xuất tăng thêm sau 2017, thấu kính Hoàng Mai – Diễn Châu có thể bị khai thác quá giới hạn ngay đầu những năm 2025-2030. Nguy cơ cũng có thể sớm diễn ra sau 2035 đối với thấu kính Nghi Xuân và Thạch Hà – Cẩm Xuyên. Từ khóa: Nước dưới đất, cồn cát, thấu kính nước nhạt, ven biển. |
26 | Hiện trạng hư hỏng công trình đập dâng khu vực miền núi phía Bắc và những tồn tại trong tính toán thiết kế đập dâng khu vực có nguy cơ xảy ra lũ bùn đá | Vũ Quốc Công, | Đập dâng là loại hình công trình thủy lợi được xây dựng phổ biến tại khu vực miền núi phía Bắc (MNPB) – là nơi thường xuyên xảy ra các trận lũ bùn đá, và trong những năm gần đây đã chứng kiến những trận lũ bùn đá lịch sử gây thiệt hại cực lớn về người và tài sản. Các đập dâng xây dựng trong khu vực này phần lớn đã bị hư hỏng, thậm chí bị phá hủy do tác động của dòng lũ, gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Bài báo đi vào đánh giá hiện trạng hư hỏng của các công trình đập dâng do ảnh hưởng của dòng lũ bùn đá, và phân tích tồn tại trong các tiêu chuẩn hiện hành đang được áp dụng để thiết kế đập. Từ khóa: Đập dâng; lũ bùn đá; miền núi phía Bắc |
34 | Nghiên cứu đặc tính phản xạ của kết cấu đê cọc rỗng mặt cắt hình móng ngựa trên mô hình vật lý | Phạm Đức Hưng, Trần Đình Hòa | Đê cọc rỗng mặt cắt hình móng ngựa là giải pháp công trình được đề xuất với mục tiêu giảm sóng xa bờ, bảo vệ bờ biển. Bằng phương pháp sử dụng thí nghiệm mô hình vật lý, bài báo đã trình bày kết quả nghiên cứu đặc tính phản xạ sóng của kết cấu đề xuất với các thông số sóng, mực nước và tỷ lệ lỗ rỗng bề mặt cấu kiện khác nhau. Kết quả cho thấy, hệ số phản xạ sóng (Kr) từ 0,27-0,54 khi bề mặt tiếp sóng của cấu kiện được đục lỗ với tỷ lệ 15%-25%, giảm đáng kể so với trường hợp không đục lỗ bề mặt, với (Kr) từ 0,58-0,84 trong cùng điều kiện thí nghiệm. Từ khóa: Đê cọc rỗng, phản xạ sóng, hệ số phản xạ |
41 | Kết quả dự báo và nhận dạng nguy cơ trượt lở cho các khu tái định cư thủy điện Sơn La | Phùng Vĩnh An, | Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng trượt lở đất tại khu tái định cư thủy điện Sơn La ngày càng diễn ra bất thường, gây thiệt hại lớn về người và cơ sở hạ tầng. Vì vậy, việc nghiên cứu dự báo nguy cơ, nhận dạng hình thức trượt lở đối với các khu tái định cư này, để có giải pháp xử lý, phòng ngừa kịp thời là hết sức cần thiết. Bài báo này đề cập đến kết quả dự báo và nhận dạng nguy cơ trượt lở khu tái định cư thủy điện Sơn La. Từ khóa: Phương pháp nhận dạng nguy cơ trượt lở mái dốc; giải pháp bảo vệ, phòng ngừa sớm sạt lở mái dốc; Khu tái định cư thủy điện Sơn La |
48 | Nghiên cứu đánh giá nguyên nhân sự cố xói ngầm ở cống Cẩm Đình - Hà Nội | Phạm Thị Hương Lê Quý Kiên, | Cống qua đê là một trong những hạng mục công trình quan trọng và chủ yếu phục vụ cho sự làm việc hiệu quả của toàn bộ hệ thống đê. Thời gian qua đã xảy ra nhiều sự cố cống qua đê, phần lớn do hiện tượng xói ngầm gây ra, trong đó điển hình như cống Cẩm Đình thuộc đê phân lũ Vân Cốc, Hà Nội. Cho đến nay, các nguyên nhân dẫn đến sự cố của công trình vẫn chưa có kết luận chính xác. Bài báo trình bày phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu thực nghiệm và mô hình toán để giải thích nguyên nhân sự cố xói ngầm của cống Cẩm Đình. Từ khóa: Cống qua đê, nền cát, xói ngầm, gradient giới hạn |
56 | Ứng dụng cửa van trụ xoay viên phân cho cống kiểm soát triều Bến Nghé | Thái Quốc Hiền, | Phân tích lựa chọn cửa van trong các công trình kiểm soát triều (KST) là một phần rất quan trọng. Không chỉ để đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ của dự án mà sự phân tích nghiên cứu loại hình cửa van còn phải quan tâm đến sự tác động của công trình, quá trình vận hành của cửa đến cảnh quan môi trường xung quanh nhất là trong khu vực đô thị. Là kết cấu hạ tầng có quy mô lớn và nằm trong khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nên dự án KST Bến Nghé được yêu cầu cao về tính kiến trúc hòa trong tổng thể hạ tầng xung quanh, bố trí kết cấu công trình không chỉ đảm bảo an toàn, đáp ứng mục tiêu, thuận lợi cho quản lý vận hành mà còn thể hiện dấu ấn hiện đại của công trình. Cửa van trụ xoay viên phân được Viện Thủy Công lựa chọn thiết kế cho công trình với khẩu độ 40m là một loại cửa van cung có thể quay 1800 tùy theo yêu cầu nhiệm vụ khi vận hành. Đây là loại cửa van cung đặc biệt đã áp dụng cho đập ngăn triều trên sông Thames (Anh), cửa thông thuyền cho đập Ems (Đức) và lần đầu tiên áp dụng ở Việt nam cửa có tính ưu việt, hài hòa kiến trúc và là điểm nhấn cảnh quan cho khu vực công trình. Từ khóa: Cửa van trụ xoay viên phân. |
65 | Giải pháp xử lý chống thấm khoan phụt đập dâng Hòa Liên | Thái Quốc Hiền,
| Đập dâng Hòa Liên là hạng mục trong dự án Nhà máy nước Hòa Liên, đập dâng được xây dựng trên sông Cu Đê tại thôn Nam Mỹ, xã Hòa Bắc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Địa chất lòng sông tại vị trí tuyếnlớp mặt là bồi tích, lũ tích (apQ) thành phần chủ yếu là cuội, sỏi, cát và tảng lăn kích thước dao động từ 5cm đến 30cm cá biệt có tảng đường kính lớn hơn 30cm, bề dày lớp tại vị trí sâu nhất lên đến 12,4m. Nhiệm vụ của đập dâng tạo nguồn cấp nước cho Nhà máy nước Hòa Liên nên yêu cầu chống thấm đối với đập dâng là hết sức quan trọng, hiện nay có rất nhiều giải pháp chống thấm cho các công trình thủy lợi, tuy nhiên với điều kiện địa chất phức tạp giải pháp khoan phụt vữa xi măng chống thấm là phù hợp nhất để áp dụng. Thông qua kết quả tính toán, giải pháp chống thấm bằng khoan phụt vữa xi măng gồm 03 hàng, khoảng cách giữa các hàng là 2,0m, khoảng cách giữa các hố khoan 3,0m đảm bảo yêu cầu chống thấm. Kết quả khoan phụt thử nghiệm bằng kết quả ép nước cho thấy màng khoan phụt chống thấm đảm bảo yêu cầu chống thấm và đập dâng đã tích nước đến mực nước dâng bình thường để đưa vào vận hành. Từ khóa: Chống thấm, khoan phụt vữa xi măng |
74 | Đề xuất các quy định sử dụng vốn Nhà nước trong các dự án đầu tư xã hội hóa phòng chống trượt lở cho các khu tái định cư thủy điện Sơn La | Phùng Vĩnh An | Do đặc thù các khu vực xảy ra trượt lở thường là khu vực vùng sâu, vùng xa có điều kiện tự nhiên – xã hội khó khăn. Do đó rất khó hấp dẫn các nhà đầu tư xã hội hóa. Để việc xã hội hóa phòng chống trượt lở khả thi, thì cần có một số chính sách nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong đó có việc sử dụng vốn Nhà nước để tham gia một phần dự án đầu tư xã hội hóa phòng, chống trượt lở có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nguồn vốn này tham gia như thế nào để thuận lợi cho dự án đầu tư và hấp dẫn được các nhà đầu tư thì chưa được làm rõ. Bài báo này đề cập đến việc nghiên cứu đề xuất các quy định sử dụng vốn Nhà nước trong các dự án đầu tư phòng chống trượt lở cho các khu tái định cư thủy điện Sơn La. Từ khóa: Dự án xã hội hóa phòng chống trượt lở; Nguồn vốn Nhà nước; Khu tái định cư thủy điện Sơn La. |
83 | Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ cọc bê tông cốt thép đến gradient thấm tại cửa ra của cống qua đê xây dựng trên nền cát | Đinh Xuân Trọng Phạm Thị Hương | Nhiều cống qua đê vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được xây dựng trên nền cát nhậy cảm thấm với giải pháp xử lý thấm bằng cừ thép và đóng cọc bê tông cốt thép (BTCT) đúc sẵn để tăng khả năng chịu tải của nền. Mặc dù đã thiết kế đảm bảo an toàn thấm theo các qui định, nhưng trong thực tế, phần lớn các sự cố thấm vẫn xảy ra ở các cống có gia cố cọc BTCT. Điều này đặt ra sự cần thiết phải đánh giá tác động của cọc BTCT đóng trong nền cát đến các đặc trưng thấm, đặc biệt là gradient thấm ở khu vực dòng thấm thoát ra. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cọc BTCT đến gradient thấm ở khu vực cửa ra bằng mô hình số và mô hình vật lý. Trên cơ sở đó, đề xuất phương pháp tính toán gradient thấm cho cống qua đê trên nền cát vùng đồng bằng sông Hồng có gia cố cọc BTCT. Từ khóa: Cống qua đê, gradient thấm, nền cát, cọc bê tông cốt thép |
92 | Nghiên cứu nguyên nhân gây suy kiệt suối Côn Sơn thuộc khu di tích đền thờ Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương | Phan Trường Giang, Hồ Tiến Chung | Dòng suối Côn Sơn được bắt nguồn từ nội bộ của dãy núi Côn Sơn với lưu vực nhỏ vẻn vẹn chỉ 0.7 km2. Trong lịch sử dòng suối đã đi vào thi ca qua đó thể hiện sự dồi dào về nguồn nước. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, dòng suối bắt đầu cạn kiệt, chỉ có nước chảy vào mùa mưa. Để đi đến nguyên nhân gây suy kiệt dòng chảy suối Côn Sơn, tập thể tác giả đã nghiên cứu lần lượt từ các yếu tố mang tính tổng quát đến chi tiết các nguyên nhân (các yếu tố gián tiếp đến trực tiếp) như: Tác động về thời tiết và khí hậu; Tác động của thảm phủ và nhân sinh; Mức độ hạ thấp mực nước ngầm; Tác động đến từ đặc điểm địa chất, đứt gãy và khe nứt dọc tuyến suối Côn Sơn. Từ khóa: Suối Côn Sơn, suy kiệt, hạ mực nước ngầm, đứt gãy, khe nứt. |
101 | Phân tích đặc điểm phát sinh, vận động, lắng đọng và bài học kinh nghiệm từ trận lũ bùn đá, lũ quét Tà Cạ - Mường Xén | Vũ Bá Thao, | Trận lũ bùn đá, lũ quét phát sinh vào đêm 01/10/2022 và rạng sáng ngày 02/10/2022 tại lưu vực suối Huổi Giảng xã Tà Cạ thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An được phân tích nhằm làm sáng tỏ đặc điểm phát sinh, vận động, lắng đọng. Yếu tố suy giảm thảm phủ, ngưỡng mưa cảnh báo, cơ chế tác động và thực tiễn ứng phó với lũ bùn đá – lũ quét Tà Cạ được luận giải và đúc rút thành bài học kinh nghiệm thiết thực trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ tác hại do lũ bùn đá tại các lưu vực suối có nguy cơ cao phát sinh lũ bùn đá. Từ khóa: Lũ bùn đá, Lũ quét, Cơ chế phát sinh, Cơ chế vận động, Ngưỡng mưa cảnh báo |