Thách thức và giải pháp bảo đảm an ninh lương thực
16/07/2010Ðã có khá nhiều kết quả nghiên cứu cũng như ý kiến xác định những khó khăn và đề xuất giải pháp bảo đảm an ninh lương thực trong phạm vi cả thế giới cũng như trong từng vùng, miền cụ thể, cũng như đối với nước ta.
Một tóm tắt những thách thức và giải pháp an ninh lương thực được giới thiệu như sau: 1, Tăng nhanh dân số. Như ở nước ta, trung bình mỗi năm số dân tăng bằng dân số một tỉnh, mỗi tỉnh bằng một huyện...; 2, Quỹ đất cho lương thực giảm.
Ở Việt
Khủng hoảng kinh tế tài chính bắt đầu từ phố Uôn bởi các tập đoàn tài chính, từ Mỹ lan ra toàn thế giới. Các nước giàu viện cớ khủng hoảng kinh tế tài chính mà không thực hiện lời hứa viện trợ cho các nước nghèo mua lương thực, sản xuất lương thực lại ngày một khó khăn do khí hậu ngày một khắc nghiệt; 6, "Nhân tai" xảy ra do phát triển đập thủy điện thiếu quy hoạch đồng bộ, càng làm cho thiên tai mưa bão, úng hạn, mặn xâm nhập, sạt lở đất khốc liệt hơn.
Giải pháp căn bản nhất mà cộng đồng quốc tế, cả các nước phát triển cũng như đang phát triển, đã có tiếng nói chung, như là một lời kêu gọi: "Cần phải trả lại vị thế - vị trí xứng đáng cho nông nghiệp". Như vậy vai trò của người nông dân, công lao của người nông dân cần được đánh giá đúng, không chỉ bằng lời nói, bằng văn bản, mà bằng những việc làm cụ thể, có tác động cụ thể đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhằm tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đời sống của người nông dân được cải thiện nhanh, có "bát ăn, bát để". Con cháu được học hành.
Ðảng và Chính phủ ta đã thấy những vấn đề trên và đang có những giải pháp cụ thể và khả thi để khắc phục những khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp. Một thông tin rất đáng mừng là Nhà nước ta đã thiết lập và đang trên bước đường triển khai Chương trình đào tạo nghề cho một triệu nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình gồm nhiều dự án về "Tam nông". Ðược biết Chính phủ đã phê duyệt với số vốn khá lớn. Chủ trì thực thi các dự án về nghiên cứu và sản xuất cây ăn trái và kinh tế vườn là Viện Cây ăn quả miền Nam; thực thi về lúa là Viện Lúa ÐBSCL, thực thi về thủy sản và một số hoạt động khác là Trường đại học Cần Thơ. Ðây là ba đơn vị khoa học - công nghệ và đào tạo có kinh nghiệm, có thành tích và điều kiện về nhân lực cũng như hạ tầng cơ sở, trang thiết bị tốt. Chúng ta tin tưởng các đơn vị này sẽ quy tụ được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà giáo dục và các địa phương cùng thực thi các dự án về "Tam nông" đạt kết quả tốt đẹp.
Ý kiến góp ý: