Thách thức và một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước ở Việt Nam
12/08/2019Nguồn nước là một tài nguyên quý giá, có ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến đời sống của người dân cũng như sự phát triển của đất nước. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh nguồn nước nhằm phục vụ cho phát triển bền vững là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ngày một diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu; do đó, việc đảm bảo an ninh nguồn nước càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Bài báo này trình bày một cái nhìn tổng quan về hiện trạng nguồn tài nguyên nước gồm cả hai yếu tố đó là lượng và chất, phân bố theo không gian và thời gian và những tồn tại trong quản lý khai thác nguồn nước, tiếp sau đó là bàn luận về các đề xuất mang tính định hướng nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau 30 năm kể từ ngày nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, đất nước đã phát triển lên một tầm cao mới cả về chính trị, kinh tế và xã hội. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp đến nay đã dần trở thành một nước đang phát triển. Các khu công nghiệp, các nhà máy, tập đoàn lớn đang được hình thành và phát triển; các thành phố, các khu đô thị mới đang phát triển một cách nhanh chóng; tại các địa phương, các vùng nông thôn cũng đã được đô thị hóa rất mạnh mẽ. Bên cạnh đó, dân số nước ta cũng đã phát triển rất nhanh trong giai đoạn vừa qua. Đó là những thành quả to lớn mà Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đã đạt được trong hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển chung đó, cũng đã để lại nhiều hệ lụy . Nhu cầu về sử dụng nước ngày càng tăng cao trong khi nguồn nước ngày càng suy thoái; Tình trạng khai thác nguồn nước ngầm và việc phát triển các đập nước cũng khiến khối lượng và chất lượng tài nguyên nước suy giảm; ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tăng cao, đã ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống và khả năng tiếp cận nước sạch của người dân. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã làm cho thời tiết trở nên cực đoan hơn, khiến lượng mưa thay đổi, gia tăng các đợt lũ lụt và hạn hán cả về tần suất và mức độ. Dòng chảy kiệt, nước ngầm suy giảm đáng kể kết hợp với mực nước biển có xu hướng tăng cao dẫn đến triều cường và xâm nhập mặn gia tăng, gây ảnh hưởng lớn tới việc cung cấp nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Tất cả những điều đó đã và đang làm cho cho các thách thức về nguồn nước trở nên phức tạp và rất khó lường, an ninh nguồn nước bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội quan trọng của đất nước là những nơi chịu tác động nặng nề nhất, như thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) ở phía Bắc, TP. Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở phía Nam. Do đó, việc đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế xã hội có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước. Cũng như một số quốc gia khác, đảm bảo an ninh nguồn nước đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu ở Việt Nam.
2. THÁCH THỨC VỀ NGUỒN NƯỚC TRONG BỐI CẢNH BĐKH Ở VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về tài nguyên nước ở Việt Nam [3], [5]
2.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến An ninh nguồn nước ở Việt Nam
2.3. Thực trạng và thách thức về an ninh nguồn nước
3. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC Ở VIỆT NAM
3.1. Quan điểm chung
3.2. Những nội dung và giải pháp cụ thể
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bài phát biểu của Ông Hoàng Trung Hải (nguyên Phó Thủ tướng chính phủ) tại hội thảo, triển lãm quốc tế “An ninh nguồn nước trong kỷ nguyên biến động” (VACI 2015), Hà Nội, 19/10/2015.
[2] Trần Đình Hòa, một số kết quả nghiên cứu, khảo sát ban đầu của đề tài cấp quốc gia: “Nghiên cứu tổng thể giải pháp công trình đập dâng nước nhằm ứng phó tình trạng hạ thấp mực nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du sông Hồng”, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, năm 2016.
[3] Bài phát biểu của Ông Nguyễn Thái Lai (nguyên thứ trưởng Bộ TN&MT) tại buổi Tọa đàm về đề tài nước Việt Nam – Hungary, Ngày 28/11, tại Hà Nội.
[4] Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, Huỳnh Thị Lan Hương, Mai Văn Khiêm, Nguyễn Xuân Hiển, Doãn Hà Phong, “Kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Việt Nam, năm 2016", Nxb Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam, Hà Nội năm 2016.
[5] Báo cáo môi trường Quốc gia 2012 “Môi trường nước mặt’, Bộ TN&MT, năm 2012.
[6] http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/58071/Nam - van - de - anh - huong - den - an - ninh - nguon - nuoc - o - Viet - Nam.html.
Xem bài báo tại đây: Thách thức và một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước ở Việt Nam
Tác giả:
Trần Đình Hòa, Đặng Hoàng Thanh, Đỗ Hoài Nam
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: