TextBody
Huy chương 2

Tháo gỡ các rào cản về chính sách nhằm huy động khu vực tư nhân đầu tư xây dựng va quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn

29/03/2017

Việt Nam là một nước nông nghiệp, phần lớn dân số sinh sống ở nông thôn, cung cấp đủ nước sạch cho khu vực nông thôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp bách và luôn được Đảng, Chính phủ quan tâm. Trong nhiều năm qua Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã nỗ lực và dành ưu tiên cao để thực hiện các hoạt động cấp nước sạch nông thôn, nhờ đó tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch ngày càng nhiều, kể cả những địa bàn khó khăn ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Nhiệm vụ cấp nước sạch nông thôn trong những năm tới vẫn còn rất lớn, trong khi ngành nước đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, như: nguồn vốn đầu tư không đáp ứng nhu cầu; công tác quản lý yếu kém dẫn đến công trình hư hỏng xuống cấp; khối lượng nước thất thoát lớn, chất lượng dịch vụ chưa cao; còn nhiều tổ chức quản lý khai thác công trình NSNT hoạt động kém hiệu quả.... Tư tưởng “dựa dẫm, trông chờ nhà nước” còn hết sức năng nề, vai trò khu vực tư nhân và sự tham gia cộng đồng người sử dụng nước chưa được coi trọng nên hiệu quả và tính bền vững của dự án chưa cao. Bài viết này đi sâu phân tích, bàn luận và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy khu vực tư nhân và cộng đồng tham gia vào các hoạt động cấp nước sạch nông thôn.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước sạch là nhu cầu thiết yếu của con người, cung cấp đủ nước sạch là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sống cho nhân dân. Việt Nam là một nước nông nghiệp, phần lớn dân số sinh sống ở khu vực nông thôn với hơn 60,416 triệu người chiếm 68, 06 %). Cung cấp đủ nước sạch cho khu vực nông thôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách đã được Đảng, Chính phủ hết sức quan tâm và ưu tiên thực hiện. Trong nhiều năm qua Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã nỗ lực và dành ưu tiên cao để thực hiện các hoạt động cấp nước sạch nông thôn (NSNT), nhờ đó người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ngày càng nhiều, kể cả những địa bàn khó khăn ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tính đến cuối năm 2012 đã có 81,9% dân số nông thôn đã được sử dụng nước hợp vệ sinh;  gần 90% các trường học, trạm y tế cấp xã đã có nước sạch.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả to lớn về cấp nước sinh hoạt hợp cho khu vực nông thôn, nhưng vấn đề cấp nước sạch nông thôn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, như: nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng và tu sửa công trình; công tác quản lý yếu kém dẫn đến công trình hư hỏng xuống cấp nhanh chóng; khối lượng nước thất thoát lớn, chất lượng dịch vụ thấp; các tổ chức quản lý khai thác công trình NSNT hoạt động kém hiệu quả, nguồn tài chính không bền vững. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do thể chế quản lý còn nhiều bất cập, khu vực tư nhân (ngoài nhà nước) chưa tham gia nhiều vào hoạt động cấp nước sạch nông thôn. Tư tưởng  “dựa dẫm, trông chờ nhà nước” còn hết sức nặng nề, vai trò khu vực tư nhân chưa được coi trọng, sự tham gia cộng đồng người sử dụng nước còn rất mờ nhạt, bị động, mang tính chiếu lệ nên hiệu quả và tính bền vững của dự án chưa cao.

Trước các khó khăn thách thức trên, một số địa phương đã khuyến khích  khu vực tư nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác các công trình NSNT và đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận như ở Hà Nam, Hải Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang..  Nhờ tham gia của khu vực tư nhân mà nhiều hộ gia đình nông thôn đã có cơ hội sử dụng nước sạch, góp phần giảm áp lực chi từ ngân sách Nhà nước. Sự tham gia của khu  vực tư nhân đã hình thành sân chơi bình đẳng, giảm thế độc quyền của khu vực công, tạo động lực thúc đẩy nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm chi phí, cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước,  mở rộng phạm vi và đối tượng sử dụng nước, nhất là các hộ nghèo; các đơn vị quản lý khai thác công trình NSNT buộc phải cải tổ bộ máy,  nâng cao hiệu quả quản trị và quản lý, tăng tính minh bạch, nâng cao trách nhiệm, hạn chế tham nhũng. Thực tiễn cho thấy rằng các công trình NSNT do khu vực tư đầu tư, sở hữu, quản lý có chất lượng tốt hơn, chi phí đầu tư thấp hơn, quản lý chặt chẻ hơn và chất lượng dịch vụ cao hơn so với các công trình do các đơn vị của Nhà nước quản lý.

Tuy vậy khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng, quản lý khai thác các công trình NSNT chưa nhiều và chưa được khuyến khích nhân rộng ra toàn quốc. Nguyên nhân chính được cho là do sự bật cập của cơ chính sách, đó chính là các rào cản khu vực tư nhân tham gia. Để khắc phục, tháo gở các khó khăn thách thức trên đây, giải pháp căn cơ, đột phá phải từ đổi mới thể chế chính sách để khu vực tư nhân và cộng động tham gia thực sự vào các hoạt động cấp NSNT.

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

III. KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ HUY ĐỘNG KHU VỰC TƯ NHÂN CUNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN

1. Kinh nghiệm Quốc tế

2. Kinh nghiệm trong nước

3. Một số khó khăn, thách thức hạn chế khu vực tư nhân tham gia

IV. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHU VỰC TƯ NHÂN THAM GIA CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN

1. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút khu vực tư nhân tham gia

2. Nâng cao và tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước (nhất là cấp địa phương)

3. Cải thiện khả năng tiếp cận vốn

4. Đảm bảo người nghèo được tiếp cận nước sạch

5. Nâng cao năng lực các đơn vị vận hành công trình cấp nước tư nhân

6. Tăng cường vai trò của khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực NSNT

7. Triển khai các hoạt động giáo dục, truyền thông

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo số 211/BC-CP ngày 17/10/2011 về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 2006-2010 của Chính phủ

[2]. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trương nông thôn 1999 -2005 đề xuất kế hoạch giai đoạn 2006-2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

[3]. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Diễn đàn đối tác phát triển việt nam tổ chức tại Hà nội ngày 5/12/2013.


Xem bài báo tại đây: Tháo gỡ các rào cản về chính sách nhằm huy động khu vực tư nhân đầu tư xây dựng va quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn

Tác giả: PGS.TS. Đoàn Thế Lợi
Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: