TextBody
Huy chương 2

Thí nghiệm mô hình đánh giá biến dạng lún của nền đất yếu được gia cố bằng các cột đất trộn xi măng

22/09/2017

Khi tính toán độ lún của công trình đắp trên nền đất yếu được gia cố bằng cột xi măng đất, một số các phương pháp và tiêu chuẩn trong nước cũng như nước ngoài đều dựa trên nhiều giả thiết đơn giản hóa. Điều đó dẫn đến những chênh lệch giữa kết quả tính toán độ lún theo các phương pháp này và theo thực tế. Trong bài báo này, các tác giả xây dựng mô hình thí nghiệm để đánh giá biến dạng lún của nền đất yếu được gia cố bằng hệ thống cột đất trộn xi măng. Dựa trên kết quả quan trắc độ lún theo các cấp áp lực nén khác nhau, tiến hành so sánh với kết quả tính toán theo các phương pháp giải tích để làm rõ ảnh hưởng của ma sát giữa khối gia cố với nền đất xung quanh.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giải pháp dùng hệ thống cột đất trộn xi măng để gia cố nền đất yếu là một phương pháp phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Hiện nay, vấn đề về biến dạng của nền đất được gia cố bằng cột đất trộn xi măng vẫn còn nhiều tranh luận. Trong nhiều phương pháp và tiêu chuẩn, công thức tính toán độ lún của khối gia cố không xét đến ma sát của khối gia cố với nền đất xung quanh, không xét đến sự giảm ứng suất theo độ sâu và mô đun biến dạng của khối gia cố chỉ được tính trung bình, không xét đến tương tác giữa trụ và đất. Cách tính như thế sẽ chưa sát với thực tế, vì trong thực tế phản ứng thủy hóa xi măng sẽ làm mất nước trong nền, đồng nghĩa với việc ma sát giữa trụ và đất tăng đáng kể. Ngoài ra, ảnh hưởng của tải trọng ngoài sẽ giảm dần theo độ sâu. Trong bài báo này, tác giả xây dựng mô hình thí nghiệm để đánh giá biến dạng lún của nền đất yếu được gia cố bằng hệ thống cột đất trộn xi măng.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ LÚN ỔN ĐỊNH CỦA NỀN ĐẤT YẾU ĐƯỢC GIA CỐ BẰNG HỆ THỐNG CỘT ĐẤT TRỘN XI MĂNG

Nhìn chung, các qui trình tính toán của Việt Nam, Trung Quốc, Châu Âu, Thụy Điển đều phân độ lún của nền gia cố thành 2 thành phần S=S1+S2 (S1 – độ lún của khối gia cố, S2 – độ lún của nền đất dưới khối gia cố). Trong bài này độ lún của khối gia cố được tập trung phân tích.

III. THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ BIẾN DẠNG LÚN CỦA NỀN ĐẤT YẾU ĐƯỢC GIA CỐ BẰNG HỆ THỐNG CỘT XI MĂNG ĐẤT

A. Mục đích thí nghiệm

B. Nội dung thí nghiệm

C. Cách tiến hành

D. Các kết quả thí nghiệm

NHẬN XÉT

IV. KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Quy phạm kỹ thuật xử lý nền móng của Trung quốc (Shanghai- Standard: Ground treatment code, DBJ 08 40 94) do Trường Đại học Đồng tế biên soạn, năm 1995

[2]. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 9403 : 2012 "Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng”, 2006.

[3]. A. Asaoka,  Observation  procedure  of  settlement  prediction,  Soil  &  Foundation Vol.18, No.4, Sept1978

[4]. Đinh Hữu Dụng, Phân tích tính toán độ lún nền đắp trên nền đất yếu được gia cố bằng cột đất trộn xi măng, Luận văn Thạc sĩ trường ĐH Bách khoa TP.HCM, 2014.

[5]. K.Omine & H.Ochiai “Homogenization method for numerical analysis of improved ground with cement treated soil columns”.


Xem bài báo tại đây: Thí nghiệm mô hình đánh giá biến dạng lún của nền đất yếu được gia cố bằng các cột đất trộn xi măng

Tác giả: TS. Lê Bá Vinh
Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: