TextBody
Huy chương 2

Thực trạng triển khai hoạt động phòng, chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới và một số đề xuất về giải pháp huy động nguồn lực

20/05/2024

Trước những tác động ngày càng khắc nghiệt của thiên tai và biến đổi khí hậu, phương châm 4 tại chỗ trong phòng, chống thiên tai (PCTT) đã trở thành nguyên tắc khoa học và phát huy được hiệu quả càng lớn khi được gắn liền với mọi hoạt động phát triển ở cấp xã, đặc biệt là góp phần đảm bảo các yếu tố an toàn trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Việc Chính phủ quyết định bổ sung nội dung tiêu chí về “Đáp ứng yêu cầu chủ động phòng chống thiên tại theo quy định tại chỗ” vào Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (tiêu chí số 3.2) có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực PCTT tại cơ sở theo phương châm 4 tại chỗ. Tuy nhiên, để thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ trên cần có nguồn lực rất lớn, không chỉ từ ngân sách nhà nước mà phải từ cả xã hội và cộng đồng người dân. Thực tế tại nhiều địa phương, nguồn lực cho công tác PCTT nói chung và an toàn PCTT trong xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế như lực lượng PCTT ít được tập huấn kỹ năng thường xuyên, trang thiết bị thô sơ, v.v. Bài báo đã tổng hợp và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các mô hình thực tế, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực, phù hợp để huy động được tối đa các nguồn lực từ xã hội, đặc biệt là người dân, cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả PCTT nói chung và công tác an toàn PCTT trong xây dựng nông thôn mới nói riêng.

1. GIỚI THIỆU

2. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PCTT TRONG XÂY DỰNG NTM

3. NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI CHO CÔNG TÁC PCTT

4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC

5. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 và Luật Đê điều số 79/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 15/2008/QH12, Luật số 35/2018/QH14. Số 60/2020/QH14. Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2020;

[2] Luật phòng, chống thiên tai. Số 33/2013/QH13. Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2013;

[3] Thủ tướng Chính phủ (2021). Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Số 379/QĐ-TTg. Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2021;

[4] Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. Số 1980/QĐ-TTg. Hà Nội, ngày 17/10/2016;

[5] Trần Quang Hoài (2021). Đề xuất cơ chế chính sách huy động nguồn lực xã hội để chủ động PCTT và thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ xây dựng nông thôn mới bền vững. Báo cáo Tổng kết đề tài. Hà Nội, năm 2021;

[6] Trần Quang Hoài (2018). Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xã an toàn về phòng, chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới. Báo cáo Tổng kết đề tài. Hà Nội, năm 2018;

[7] Nguyễn Đức Quang (2018). Xây dựng mô hình thí điểm “Xã đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” trong xây dựng NTM. Thuyết minh dự án. Hà Nội, năm 2018.

[8] Nguyen, H., & Shaw, R. (2010). Climate change adaptation and disaster risk reduction in Vietnam. In Climate Change Adaptation and Disaster Risk Reduction: An Asian Perspective. Emerald Group Publishing Limited.

________________________________________________________________________

Chi tiết bài báo xem tại đây: Thực trạng triển khai hoạt động phòng, chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới và một số đề xuất về giải pháp huy động nguồn lực

Nguyễn Đức Quang
Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai
Lê Vũ Ngọc Kiên
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
Nguyễn Quỳnh Nga
Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: