TextBody
Huy chương 2

Tính toán cân bằng nước cho lưu vực sông Cả

20/01/2014

Sự phát triển kinh tế của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh kéo theo gia tăng áp lực về nhu cầu nước lên nguồn nước sông Cả. Tính toán cân bằng nước nhằm đánh giá hiệu quả của phân bổ nguồn nước trên lưu vực, đảm bảo phát triển kinh tế cho các ngành dùng nước giúp cho việc quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Cả một cách tổng hợp và bền vững. Bài viết giới thiệu kết quả tính cân bằng nước toàn lưu vực bằng các mô hình MIKE NAM, IQQM và MIKE BASIN cho hiện trạng và quy hoạch phát triển 2020.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 

Sông Cả là lưu vực lớn ở Bắc Trung Bộ, bắt nguồn từ tỉnh Xiêng Khoảng, Lào, có tổng diện tích lưu vực là 27.200 km2, trong đó phần thuộc lãnh thổ Việt Nam có diện tích 17.730 km2, chiếm 65,2%, phần lớn thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh [4]. Đây là con sông có lượng dòng chảy khá dồi dào nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa, lũ rất ác liệt, nhưng vào mùa kiệt, nguồn nước khan hiếm, mực nước xuống rất thấp ảnh hưởng lớn đến các hộ dùng nước trên lưu vực.

Việc tính cân bằng nước có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả, của phân bổ nguồn nước trên lưu vực, đảm bảo phát triển kinh tế cho các ngành dùng nước giúp cho việc quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Cả một cách tổng hợp và bền vững.

Các dữ liệu đầu vào cho mô hình tính toán phân phối nguồn nước gồm lượng nước đến được tính toán bằng mô hình MIKE NAM và nhu cầu nước của các hộ dùng nước được tính toán bằng mô hình IQQM. Các mô hình này đều được hiệu chỉnh và kiểm định đảm bảo chất lượng đầu vào.

Hình 1. Sơ đồ tính toán cân bằng nước cho lưu vực sông Cả

II.  TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC ĐẾN TRÊN LƯU VỰC BẰNG MÔ HÌNH MIKE NAM

Tính toán dòng chảy tại thượng lưu sông Cả bằng mô hình mưa dòng chảy MIKE NAM do DHI Đan Mạch xây dựng. Mô hình sử dụng chuỗi khí tượng, thủy văn thực đo để khôi phục dữ liệu dòng chảy từ mưa [2]. Lưu vực sông Cả được chia làm 21 tiểu vùng, kết quả tính toán lưu lượng đến trung bình tháng của từng tiểu vùng được thể hiện như bảng 1.

Bảng 1. Lưu lượng đến trung bình tháng của từng tiểu vùng

Tiểu vùng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nghi Xuân

301

200

143

129

257

405

478

827

1540

1573

914

468

Sông Nghèn+ Nam Đức

64,7

43,3

28,6

19,7

70,9

64,2

52,7

112

307

388

205

109

Tám xã Nam Đàn

224

143

96,3

91,1

174

328

412

697

1214

1165

690

357

Hương Sơn

33,5

24,6

18,4

15,2

33,2

30,3

27,5

46,4

124

151

84,0

49,1

Ngàn Trươi

24,6

17,1

11,7

6,26

18,0

18,7

14,5

26,1

61,8

78,3

51,5

38,0

Ngàn Sâu

12,0

6,84

4,20

4,46

20,5

18,3

14,7

35

94,5

124

56,6

25,7

Nam Hưng Nghi

229

147

97,4

92,2

179

332

415

694

1205

1154

685

366

Văn Tràng+Anh Sơn

200

135

86,8

82,0

166

291

369

611

1031

945

546

311

Bản Vẽ

107

83,1

59,5

63,4

74,8

107

133

215

262

243

184

136

Nậm Mô

36,0

24,8

17,9

18,4

42,6

72,2

109

165

214

173

93,4

55,2

Tương Dương

130

93,1

61,6

66,1

105

169

234

378

485

426

277

183

Huổi Nguyên

7,56

4,51

2,75

2,33

5,16

8,34

11,0

19,9

40,2

41,7

24,4

13,0

Con Cuông

148

103

66,1

68,5

118

202

271

439

649

560

350

222

Vùng hạ sông Hiếu

54,8

38,3

27,9

21,4

47,4

85,4

92,0

155

333

325

164

85,0

Sông Dinh- Bãi Tập

10,9

7,80

5,54

4,40

10,0

18,2

19,3

32,7

61,8

56,9

25,3

15,1

Quế Phong+ Quỳ Châu

32,1

23,1

16,6

13,2

29,5

53,6

56,6

95,8

181

166

74,3

44,4

Sông Chàng

5,31

3,82

2,72

2,16

4,89

8,89

9,39

15,93

30,1

27,7

12,3

7,36

Sông Gang

1,68

1,40

1,26

1,28

1,77

2,15

2,19

2,86

4,83

5,42

3,60

2,28

Sông Giăng

26,9

11,5

6,08

4,22

10,39

15,9

17,8

31,5

59,1

74,0

60,0

48,3

Hữu Thanh Chương

236

150

95,4

89,3

187

329

410

682

1179

1125

668

379

Tổng lưu vực (m3/s)

1884

1261

850

794

1555

2559

3149

5282

9076

8802

5170

2915

III.  TÍNH TOÁN NHU CẦU NƯỚC TRÊN LƯU VỰC BẰNG MÔ HÌNH IQQM

Mô hình IQQM (Integrated Quantity and Quality Model) do Australia xây dựng và phát triển [1]. Mô hình đã được ứng dụng cho một số lưu vực sông NSW và Queenland (Australia). Những năm gần đây đã được đưa vào ứng dụng cho lưu vực sông Mê Kông. Đây là mô hình mô phỏng sử dụng nước lưu vực nhằm đánh giá các tác động của chính sách quản lý tài nguyên nước đối với người sử dụng nước.

Dựa vào đặc tính lấy nước của các công trình và nguồn cấp nước, cũng như các đơn vị tưới, lưu vực sông Cả và vùng hưởng lợi được chia thành 21 vùng (Bảng 2). Trong mỗi vùng có các hộ sử dụng nước chính được đưa vào mô hình để tính là: nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, môi trường... Dựa trên các tài liệu phát triển kinh tế - xã hội của lưu vực ở thời điểm hiện tại (2010) [3] và chính sách quản lý tài nguyên nước và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu sử dụng đất... trong tương lai (2020) để tính toán nhu cầu nước cho toàn bộ lưu vực (Bảng 2).

Bảng 2. Nhu cầu nước 21 vùng trên hệ thống sông Cả  

TT

Tên vùng

Hiện trạng

Tương lai

Diện tích (ha)

Nhu cầu nước (103m3)

Diện tích (ha)

Nhu cầu nước (103m3)

1

Nghi Xuân

8913

19583

9042

19867

2

Sông Nghèn+ Nam Đức

63283

158222

77676

195728

3

Tám xã Nam Đàn

6610

12730

6473

12464

4

Hương Sơn

13300

21902

14368

26802

5

Ngàn Trươi

4225

3957

5953

6522

6

Ngàn Sâu

13301

53819

16646

101214

7

Nam Hưng Nghi

44490

103980

43977

102780

8

Vân Tràng+Anh Sơn

30105

61278

33933

69454

9

Bản Vẽ

407

1113

402

1105

10

Nậm Mô

678

1849

896

2458

11

Tương Dương

568

1551

551

1514

12

Huổi Nguyên

102

280

118

324

13

Con Cuông

3494

7295

3713

7951

14

Vùng hạ sông Hiếu

37056

56130

37527

56837

15

Sông Dinh- Bãi Tập

21588

23680

23981

26471

16

Quế Phong+ Quỳ Châu

13848

18720

18036

23487

17

Sông Chàng

205

278

2326

3012

18

Sông Gang

7505

16443

7537

16512

19

Sông Giăng

4016

7376

4079

7572

20

Hữu Thanh Chương

11496

25189

11546

25294

21

Diễn Yên Quỳnh

49952

159328

59096

188298

 

Tổng lưu vực

335144

754703

377877

895666

Ngoài các nhu cầu nước cơ bản trên, trong nghiên cứu này, chúng tôi còn tính đến dòng chảy tối thiểu để duy trì sự sống của dòng sông. Trong đó, việc khai thác nguồn nước cho các nhu cầu phát triển kinh tế tại một vùng chỉ được thực hiện khi dòng chảy tại điểm đó phải đảm bảo lượng nước lớn hơn dòng chảy tối thiểu (dòng chảy trung bình tháng nhỏ nhất vùng ứng với tần suất 90 %). Vị trí và kết quả xác định dòng chảy tối thiểu tại một vài vị trí được đưa ra như bảng 3.

Bảng 3. Dòng chảy tối thiểu tại một số vị trí trên lưu vực sông Cả

TT

Vị trí

Q (m3/s)

1

Quỳ Châu

11.3

2

Sông Tràng

1.9

3

Sông Dinh

4

4

Ngã ba Dừa-Hiếu

17.2

5

Bản Vẽ

18.2

6

Nậm Mô

19

7

Tương Dương

36.7

8

Huổi Nguyên

0.5

9

Mộ Đức

42.2

10

Anh Sơn

70

11

Thác Muối

2.8

12

Rào Gang

1

13

Thanh Chương; Lấy nước Diễn Yên Quỳnh; Lấy nước Hưng Nghi

74

16

Nam Đàn

75.3

17

Ngàn Sâu

14.8

18

Ngàn Trươi

6.1

19

Hương Sơn

10

20

Nghèn

43

21

Nghi Xuân

97

IV. TÍNH TOÁN PHÂN PHỐI NGUỒN NƯỚC BẰNG MÔ HÌNH MIKE BASIN

MIKE BASIN là một module trong bộ phần mềm MIKE do Viện thủy lực Đan Mạch (DHI) xây dựng, dùng để tính toán cân bằng nước hệ thống trên cơ sở xác định lượng nước đến và lượng nước yêu cầu của toàn bộ các hộ dùng nước một cách tối ưu nhằm giúp cho công tác quy hoạch tổng hợp và quản lý tài nguyên nước cho lưu vực sông [2].

MIKE BASIN hoạt động trên cơ sở mạng lưới sông được số hoá xây dựng trong môi trường Arcview GIS. Tất cả những thông tin liên quan đến hình dạng của một mạng mô phỏng dòng chảy, vị trí sử dụng nước, hồ chứa, điểm lấy nước cũng như điểm thoát nước [2].

4.1.    Yêu cầu số liệu của MIKE BASIN

Ðầu vào cơ bản của mô hình bao gồm dữ liệu chuỗi thời gian về dòng chảy của lưu vực. Các file đầu vào bổ sung xác định đặc tính và quy tắc vận hành của từng hồ chứa, chuỗi thời gian khí tượng thuỷ văn và dữ liệu thích hợp cho từng công trình cấp nước hay công trình thuỷ lợi như các yêu cầu về chuyển dòng và các thông tin khác mô tả dòng chảy hồi quy [2].

Số liệu khí tượng thủy văn: bao gồm kết quả dòng chảy từ mô hình NAM, số liệu bốc hơi, nhiệt độ...

 Số liệu nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp: là kết quả tính toán từ mô hình IQQM.

Số liệu nhu cầu sử dụng nước các ngành khác: bao gồm nước sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản...

Số liệu về hồ chứa gồm:

- Dung tích hữu ích, dung tích chết, dung tích toàn bộ;

- Quan hệ dung tích – mực nước hồ W ~ Z;

- Khả năng xả của tràn;

- Lưu lượng thiết kế xả xuống hạ du;

- Quy trình điều hành hồ chứa.

Bảng 4. Chỉ tiêu kỹ thuật các công trình hồ chứa trong tính toán

Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Công trình hồ chứa

Bản Vẽ

Bản Mồng

Khe Bố

Ngàn Trươi

Sông

Cả

Hiếu

Cả

Ngàn Sâu

Diện tích lưu vực

km2

8.7

2.800

14300

506

Lưu lượng bình quân năm

m3/s

134

96.9

254

38,3

Lưu lượng lũ thiết kế

m3/s

7770

5937.3

6525.89

4914

MNDBT

m

200

76.4

65

52

MNC

m

177.5

65

63

25

Dung tích toàn bộ

106m3

1834,6

235.5

97,8

460

Dung tích hữu ích

106m3

845,80

109.76

17.2

339,5

Dung tích chết

106m3

451.6

125.74

80.6

120,5

Công suất lắp máy

Mw

320

42

100

19

Điện lượng năm

106Kwh

1084,2

159

444,8

153

Hình 2. Mô phỏng sơ đồ hệ thống tính cân bằng nước cho sông Cả trong mô hình Mike Basin

Bảng 5. Kết quả hiệu chỉnh mô hình Mike Basin cho các điểm kiểm tra

Trạm

WTBtính (106 m3)

WTBđo (106 m3)

QTBtính (m3/s)

QTB đo (m3/s)

Hệ số Nash

Nghĩa Đàn

3828

3932

121

125

0.94

Dừa

12316

13283

390

421

0.91

Yên Th­ượng

15049

18534

476

588

0.87

Hoà Duyệt

3499

4441

111

141

0.85

V.  KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC CHO LƯU VỰC SÔNG CẢ

Kết quả phân tích thiếu hụt nước thể hiện ở bảng 5 và 6:

Bảng 6. Tổng hợp lượng nước thiếu của từng vùng theo hiện trạng Đơn vị: 103 m3

Vùng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Tổng

Nghi Xuân

0

0

0

0

0

0

23

0

0

0

0

0

23

Sông Nghèn+ Nam Đức

160

336

245

0

4861

2179

2773

0

0

0

0

23

10578

Tám xã Nam Đàn

19

40

41

0

256

15

24

0

0

0

0

2

396

Hương Sơn

0

0

0

0

21

63

27

0

0

0

0

0

112

Ngàn Trươi

0

0

0

0

10

0

0

0

0

0

0

0

11

Ngàn Sâu

6

23

15

0

186

201

239

0

0

0

0

0

669

Nam Hưng Nghi

164

288

345

0

1724

270

247

0

0

0

0

47

3085

Vân Tràng+Anh Sơn

82

131

191

0

432

92

90

0

0

0

0

0

1018

Bản Vẻ

0

0

0

0

0

0

5

0

0

0

0

0

5

Nậm Mộ

6

13

16

3

6

17

5

0

0

0

0

0

65

Tương Dương

0

3

6

0

3

7

6

0

0

0

0

0

25

Huổi Nguyên

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

2

Con Cuông

0

17

10

0

10

12

21

0

0

0

0

0

70

Vùng hạ sông Hiếu

8

41

57

406

0

806

161

0

0

0

0

0

1478

Sông Dinh- Bãi Tập

55

69

113

375

0

482

170

0

0

0

0

101

1364

Quế Phong+ Quỳ Châu

14

57

6

0

0

336

38

0

0

0

0

0

451

Sông Chàng

0

1

0

0

0

1

1

0

0

0

0

0

3

Sông Gang

0

0

0

0

13

12

0

0

0

0

0

254

279

Sông Giăng

0

0

0

0

94

8

11

0

0

0

0

0

112

Hữu Thanh Chương

53

77

101

0

378

57

39

0

0

0

0

11

715

Diễn Yên Quỳnh

218

330

560

84

2081

123

150

0

0

0

0

0

3547

Tổng lưu vực

784

1425

1707

868

10076

4682

4030

0

0

0

0

437

24009

Bảng 7. Tổng hợp lượng nước thiếu cho từng vùng theo quy hoạch tương lai (2020) . Đơn vị: 103 m3

Vùng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

Dec

Tổng

Nghi Xuân

0

0

0

0

0

0

24

0

0

0

0

0

24

Sông Nghèn+ Nam Đức

356

575

364

0

6304

3718

4592

0

0

0

0

357

16266

Tám xã Nam Đàn

19

43

42

0

269

15

24

0

0

0

0

4

416

Hương Sơn

0

0

0

0

0

104

49

0

2

0

0

0

155

Ngàn Trươi

0

0

0

0

0

2

8

0

0

0

0

0

10

Ngàn Sâu

12

34

22

0

0

575

662

0

0

0

0

0

1304

Nam Hưng Nghi

172

348

366

0

1847

279

251

0

0

0

0

89

3351

Vân Tràng+Anh Sơn

100

161

223

0

455

115

111

0

0

0

0

0

1165

Bản Vẻ

0

0

0

0

0

0

5

0

0

0

0

0

5

Nậm Mộ

8

17

21

2

0

27

8

0

0

0

0

0

82

Tương Dương

0

3

5

0

0

8

7

0

0

0

0

0

24

Huổi Nguyên

0

0

0

0

0

2

1

0

0

0

0

0

2

Con Cuông

0

18

11

0

0

16

26

0

0

0

0

0

70

Vùng hạ sông Hiếu

11

55

72

413

0

888

171

0

0

0

0

0

1610

Sông Dinh- Bãi Tập

66

81

136

435

0

574

199

0

0

0

0

126

1617

Quế Phong+ Quỳ Châu

28

83

11

0

0

365

41

0

0

0

0

0

528

Sông Chàng

3

10

1

0

0

45

5

0

0

0

0

0

64

Sông Gang

0

0

0

0

14

13

0

0

0

0

0

263

290

Sông Giăng

0

0

0

0

94

8

11

0

0

0

0

0

113

Hữu Thanh Chương

54

104

106

0

424

66

39

0

0

0

0

39

832

Diễn Yên Quỳnh

317

437

739

115

2671

167

181

0

0

0

0

31

4658

Tổng lưu vực

1145

1968

2120

965

12079

6986

6413

0

2

0

0

909

32588

Từ kết quả tính toán cân bằng nước có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Vào các tháng đầu mùa lũ, lượng dòng chảy đến lớn cung cấp đủ nước cho các vùng thuộc lưu vực sông Cả nên hầu hết ở các tiểu vùng không xảy ra tình trạng thiếu nước dùng.

- Kết quả phân tích ở bảng 6 và bảng 7 trên cho thấy, một số tiểu vùng chịu tác động trực tiếp của hồ chứa như Bản Vẽ, Ngàn Trươi lượng nước cung cấp cho các nhu cầu sử dụng nước khá đầy đủ vì vậy trong các tháng mùa cạn, số năm thiếu nước hầu như không có hoặc chiếm tỉ lệ rất nhỏ (5-10%). Trong khi đó, một số vùng lại bị áp lực về nước trong các tháng mùa cạn rất lớn như Sông Dinh, Rào Gang và khu Nghèn - Nam Đức. Vùng Sông Nghèn, Rào Gang trong 49 năm tính toán (1961-2009) có khoảng 29% số năm có tháng xảy ra thiếu nước. Khu sử dụng nước sông Dinh trong thời đoạn tính toán với diện tích quy hoạch hiện trạng có đến 17-18 số năm lượng nước đến tháng IV, VI không đủ để cung cấp cho nông nghiệp, sinh hoạt. Vùng hạ du sông Hiếu, thiếu hụt nước vào các tháng mùa cạn khoảng 2-18 năm trong 49 năm tính toán (chiếm 4-37%). Khu Ngàn Sâu tình trạng thiếu nước xảy ra vào một trong các tháng mùa cạn với tỉ lệ khoảng lớn nhất khoảng 43% số năm xảy ra vào tháng V.

- Lượng nước thiếu lớn nhất thường xảy ra vào các tháng 5-7 toàn lưu vực trung bình khoảng 10 triệu m3 trong phương án sử dụng nước hiện trạng, 12 triệu m3 trong phương án sử dụng nước năm 2020. Tổng lượng nước thiếu hụt trong kịch bản hiện trạng là 24 triệu m3 tăng lên 33 triệu m3 trong phương án tương lai.

Trong tương lai với quy hoạch sử dụng đất năm 2020 thì tình trạng thiếu nước có xu hướng tăng tại một số vùng. Vùng sử dụng nước Ngàn Sâu có đến 47-51% số năm xảy ra tình trạng thiếu nước vào tháng VI-VII, khu Sông Dinh – Bãi Tập số năm thiếu nước cũng tăng lên 19-20 trong tổng số 49 năm.

VI. KẾT LUẬN

Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu dựa trên quan điểm duy trì dòng chảy môi trường, tức là lượng nước đến cho mỗi vùng không được sử dụng hết mà chỉ sử dụng một phần trong đó để bảo đảm duy trì sự sống cho dòng sông. Do đó, nguồn nước bị thiếu có thể khác biệt so với một số nghiên cứu trước đây. Kết quả tính toán cân bằng nước cho lưu vực sông Cả cho thấy tài nguyên nước trên lưu vực mặc dù phong phú nhưng tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra trên hầu hết các vùng, trong đó các tháng 4,5,6,7 lượng nước thiếu khá gay gắt. Hiện nay, trên lưu vực đã và đang quy hoạch xây dựng nhiều hồ chứa nước lớn nhằm tận dụng nước vào mùa mưa bổ sung cho mùa kiệt. Tuy nhiên, để tài nguyên nước không bị lãng phí cần giải quyết bài toán vận hành liên hồ chứa và quy hoạch tổng thể tài nguyên nước một cách tổng hợp và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].   IQQM User Manual, 2005.

[2].   DHI, 2000. Mike Basin, rain runoff modelling. DHI software

[3].   Tổng cục thông kê, 2010. Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2009. Cục thống kê Nghệ An

[4].   Viện QH Thủy lợi, 2008. Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Cả. 


Tác giả: PGS.TS. Lê Văn Nghị, ThS. Lương Hữu Dũng, KS. Hoàng Đức Vinh
Phòng Thí nghiệm Trọng điểm QG về ĐLHSB
ThS. Nguyễn Quốc Huy
Trường Cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI 

Ý kiến góp ý: