Tính toán đánh giá lại tần suất lũ hồ Dầu Tiếng so với thiết kế và có xét đến biến đổi khí hậu
02/12/2021Trong quá trình khai thác vận hành hồ Dầu Tiếng, có rất nhiều nghiên cứu tính toán lũ, dự báo lũ về hồ và đề xuất các giải pháp điều tiết hồ hợp lý, nhằm giảm thiểu lưu lượng lũ xả về hạ du, để giảm thiểu ngập lụt cho vùng hạ du, đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Bài báo tổng hợp kết quả đánh giá lại tần suất lũ của hồ Dầu Tiếng có xét đến Biến đổi khí hậuphục vụ cho bài toán điều tiết lũ. Đây là kết quả của đề tài KHCN cấp nhà nước KC08.07/16-20 “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo an toàn công trình đầu mối và hạ du hồ Dầu Tiếng trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan”.
Nghiên cứu sử dụng tài liệu mưa thực đo trong 40 năm (1977-2016), dùng mô hình NAM để tính toán dòng chảy lũ và thống kê các tần suất lũ. Khi xét đến BĐKH, lượng mưa trong mùa lũ có xu thế gia tăng từ 38,6 đến 56,1% (ngưỡng phân vị 90%) ở các trạm khí tượng trong lưu vực ứng với kịch bản phát thải cao (RPC8.5). Kết quả so sánh cho thấy ứng với kịch bản RCP4.5, lưu lượng đỉnh lũ ở các tần suất hiếm, ứng với chu kỳ lặp lại từ 100 năm đến 10.000 năm (từ 1% đến 0,01%) gia tăng tương ứng từ khoảng 11 đến 15% và ở kịch bản RCP8.5 từ 20 đến 24%. Tuy nhiên, so sánh với giai đoạn thiết kế hồ Dầu Tiếngở tất cả các tần suất lũ hiếm, lưu lượng đỉnh lũđều giảmtrung bình khoảng 30% và 10% khi chưa và có xét đến BĐKH ở kịch bản RCP8.5. Từ đó cho thấy việc giải quyết vấn đề liên quan đến lũ ở hồ Dầu Tiếng “giảm căng thẳng” hơn nhiều.Chẳng hạn, lưu lượng lũ xả thừa qua tràn và mức độ ngây ngập lụt cho vùng hạ du (trong đó có thành phố Hồ Chí Minh) do xả lũ gây ra sẽ giảm hơn nhiều so với tính toán trước đây
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp tính toán dòng chảy lũ từ mưa
2.2 Phương pháp chi tiết hóa biến đổi khí hậu
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả thống kê về lượng mưa trong lưu vực hồ Dầu Tiếng
3.2 Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình NAM
3.3 Kết quả tính toán và thống kê dòng chảy lũ lưu vực hồ Dầu Tiếng
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bảo Thạnh (2017) Báo cáo tổng hợp chuyên đề “Mô hình hoá chi tiết BÐKH (downscaling) trong lưu vực trong điều kiện lũ cực đoan (trên nền của kịch bản BÐKH của Bộ TN&MT)”, đề tài KHCN cấp nhà nước KC08.07/16-20 “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo an toàn công trình đầu mối và hạ du hồ Dầu Tiếng trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan”. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
[2] San DINH CONG, Duong NGUYEN BINH, Kim Dan NGUYEN, Van-Thanh-Van NGUYEN (2019), “A possible solution for flood risk mitigation in Ho Chi Minh City and the lower Saigon-Dong nai River Basin”, La Houille Blanche, International Water Journal (accepted and sent to production office 2/8/2019).
[3] Đinh Công Sản và nnk (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài KC08.16/06-10: “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm quản lý và phát triển bền vững hệ thống công trình Dầu Tiếng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
[4] Nguyễn Phú Quỳnh và nnk (2018), Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phân lũ, chậm lũ, giảm lũ nhằm giảm ngập lụt cho Tp. HCM khi hồ Dầu Tiếng xả lũ theo thiết kế hoặc gặp sự cố”, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
[5] Quyết định 137/2000/QĐ-BNN-QLN của Bộ Thủy Lợi (Nay là Bộ NN&PTNT) về việc ban hành “Quy trình vận hành điều tiết tạm thời hồ chứa nước Dầu Tiếng” http://dautieng.mard.gov.vn/NewsDetail.aspx?newsid=9605&catid=28
[6] Quyết định 471/QĐ-TTg ngày 24/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai.
[7] http://baotayninh.vn/can-sua-doi-quy-trinh-van-hanh-a104160.html
_________________________________________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Tính toán đánh giá lại tần suất lũ hồ Dầu Tiếng so với thiết kế và có xét đến biến đổi khí hậu
Đinh Công Sản, Nguyễn Tuấn Long
Trung tâm nghiên cứu chỉnh trị sông và Phòng chống thiên tai -
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: