Tính toán nhu cầu nước và đánh giá khả năng nguồn nước phục vụ nối mạng chuyển nước lưu vực tỉnh Ninh Thuận
26/12/2018Ninh Thuận có lưu vực sông Cái Phan Rang là chủ yếu với hệ thống các nhánh sông, suối lớn nhỏ nằm ở phía bờ tả Sông Cái như Sông Sắt, sông Cho Mo, Suối Ngang,… cùng Sông Ông, Sông Than và Sông Lu nằm phía bờ hữu Sông Cái. Ngoài ra còn có một số sông, suối độc lập chảy thẳng ra biển như Sông Trâu, suối Nước Ngọt, suối Bà Râu, suối Kiền Kiền, suối Vĩnh Hy, suối Quán Thẻ. Theo tính toán thì lượng nước mặt trên các hệ thống sông nội tỉnh không nhiều và rất hạn chế, bị lệ thuộc chủ yếu vào nguồn nước bổ sung từ các tỉnh khác (lượng nước bổ sung từ ngoại tỉnh khoảng 500 triệu m3/năm). Trong khi đó, các ngành kinh tế của tỉnh đang trên đà phát triển và mở rộng, một số khu công nghiệp đã và đang được đầu tư xây dựng nên nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, do đó cần thiết phải xem xét tính toán nhu cầu nước và đánh giá tiềm năng nguồn nước có thể khai thác phục vụ nối mạng chuyển nước giữa các lưu vực, các tuyến công trình thủy lợi nhằm phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ninh Thuận là tỉnh được bổ sung nguồn nước mặt hệ thống Thủy điện Đa Nhim từ năm 1964,[1]. Thời gian qua tỉnh đã được đầu tư xây dựng nhiều dự án thủy lợi lớn như hệ thống thủy lợi Tân Mỹ - hồ Sông Cái, dự án thủy lợi Phước Bình,… Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 23 hồ thủy lợi, trong đó có 20 hồ chứa đã đưa vào khai thác, với tổng dung tích chứa trên 190 triệu m3. Ngoài các công trình lớn như hồ Sông Sắt dung tích chứa 67 triệu m3, hồ Sông Trâu gần 32 triệu m3, hồ Tân Giang dung tích trên 13 triệu m3 đã đưa vào sử dụng, mới đây đã hoàn thành và đưa vào hoạt động thêm 4 hồ gồm: Sông Biêu, Lanh Ra, Phước Trung, Bà Râu với tổng dung tích chứa trên 40 triệu m3. Bên cạnh đó, Ninh Thuận còn có 65 hệ thống đập dâng lớn, nhỏ (trong đó có 3 hệ thống đập dâng lớn gồm Nha Trinh, Lâm Cấm và Sông Pha) với tổng dung tích theo thiết kế tưới cho 18.500 ha đất nông nghiệp [4].
Mặc dù đã được đầu tư nhiều hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cấp nước cho phát triển kinh tế xã hội nhưng do biến động thời tiết - khí hậu, vào mùa khô nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít, lượng dòng chảy từ thượng nguồn đổ về sông Cái Phan Rang thấp. Theo kết quả điều tra khảo sát thực tế, nguồn nước trong các hệ thống hồ chứa và đập dâng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tính đến ngày 14/07/2016 là 35,31 triệu m3, chỉ đạt 18,37% so với dung tích thiết kế của toàn hệ thống (192,24 triệu m3),[3]. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước các ngành kinh tế ngày càng tăng nên khả năng điều tiết nội vùng hẹp. Do đó, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều vùng bị hạn hán, thiếu nước gây thiệt hại lớn cho sản xuất, đe dọa môi trường sinh thái và đời sống người dân. Chính vì vậy, cần thiết phải kiểm tra, tính toán nhu cầu nước và đánh giá tiềm năng nguồn nước có thể đáp ứng trong tương lai phục vụ khả năng nối mạng chuyển nước lưu vực nhằm chủ động nguồn nước cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân vùng đánh giá tiềm năng nguồn nước
3.2. Ứng dụng mô hình MIKE NAM đánh giá tiềm năng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Giới thiệu mô hình dùng để tính toán
- Hiệu chỉnh và xác định bộ thông số mô hình
- Hiệu chỉnh và xác định bộ thông số mô hình trạm Tân Mỹ
- Hiệu chỉnh và xác định bộ thông số mô hình trạm Sông Lũy
- Kết quả xác định lượng nước đến các lưu vực và tiểu lưu vực sông tỉnh Ninh Thuận
- Tính toán nhu cầu dùng nước cho các ngành kinh tế tỉnh Ninh Thuận
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Thanh Bình, Phan Thị Hoàn (2015), Thủy điện Đa Nhim, nơi bổ sung nguồn nước cho dòng chảy môi trường tại Ninh Thuận, Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 4 - Hội thảo chuyên đề “Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong dự báo, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường”.
[2]. Nguyễn Đình Vượng và cộng sự (2011), Đề tài cấp Tỉnh : Nghiên cứu tương quan cân bằng nước và đề xuất giải pháp cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho vùng đất cát ven biển Ninh Thuận, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.
[3]. Công ty TNHH - MTV - KTCT thủy lợi Ninh Thuận (2016), Mực nước và dung tích hồ chứa cập nhật hàng ngày.
[4]. Công ty Tư vấn và Chuyển giao công nghệ - Trường Đại học Thủy lợi, Chi nhánh miền Trung (2014), Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh thuận đến 2020, tầm nhìn 2030 thích ứng biến đổi khí hậu.
[5]. Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận (2013), Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Ninh Thuận.
[6]. UBND tỉnh Ninh Thuận (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
Xem bài báo tại đây: Tính toán nhu cầu nước và đánh giá khả năng nguồn nước phục vụ nối mạng chuyển nước lưu vực tỉnh Ninh Thuận
Tác giả:
Nguyễn Đình Vượng
Nguyễn Xuân Hòa
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: