TextBody
Huy chương 2

Tổng quan các mô hình có thể áp dụng để xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) vùng Bắc Trung Bộ

07/10/2019

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) góp phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. Tuy nhiên, cùng với vấn đề phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm do chất thải từ chính hoạt động nuôi tôm.

Giải pháp tối ưu cho vấn đề này là xử lý nước thải NTTS. Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về công nghề xử chất thải trên thế giới cũng như ở vn. Tuy nhiên, các công nghệ này tản mạn trong các công trình khác nhau. Để nghề NTTS nói chung và nghề nuôi tôm thẻ nói riêng phát triển bền vững, và để bảo vệ môi trường tự nhiên, các mô hình xử lý nước thải được tổng hợp, phân tích nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các hộ nuôi thủy sản có cái nhìn tổng quát về các công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện VN và có thể áp dụng đặc biệt tại vùng Bắc Trung Bộ. Để từ đó có thể, lựa chọn mô hình xử lý nước thải phù hợp với điều kiện cụ thể của chính mình. Kết quả là, 17 mô hình xử lý nước thải NTTS (gồm 8 công nghệ nước ngoài và 9 mô hình trong nước) đã được lựa chọn.  Các mô hình này phù hợp với điều kiện củaViệt Nam và đều có thể áp dụng để xử lý nước thải nuôi tôm thẻ đặc biệt tại Bắc Trung Bộ. Các mô hình này vận hành đơn giản, hiệu quả xử lý cao, ổn định và chi phí đầu tư thấp,  thân thiện với môi và chất lượng nước đạt tiêu chuẩn trước khi đưa ra môi trường tự nhiên.

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, nuôi tôm công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ đầu của thập kỷ 90 đến nay, chương trình nuôi tôm công nghiệp phát triển khá mạnh. Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng đã đạt được đỉnh cao từ 2,98 tấn/ ha/ vụ nuôi (2005) đến 80-100 tấn/ha/vụ nuôi (nuôi siêu thâm canh) (Tổng cục thủy sản, 2015). Các ao nuôi tôm được xây dựng trên các vùng đất trũng ven biển, ven đầm phá, trên đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và trên các vùng đất cát ven biển còn bị bỏ hoang hóa. Năm 2001 tôm thẻ chân trắng bắt đầu được nuôi thử nghiệm ở 03 công ty  thuộc 3 tỉnh Bạc Liêu, Quảng Ninh và Phú Yên. Đến năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNN&PTNT) mới chính thức cho phép phát triển nuôi tôm chân trắng tại các tỉnh phía Nam (chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS). Từ đó đến nay, tôm thẻ chân trắng đã được phát triển nuôi tại 30 tỉnh thành trên cả nước với diện tích 84.000 ha (2015) (Tổng cục Thống kê, 2015). Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch không được thực hiện triệt để, nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm thẻ nói riêng phát triển tự phát, quy mô và phương thức nuôi đa dạng, không được tập huấn, hướng dẫn đầy đủ, vấn đề môi trường chưa được chú trọng. Chính vì vậy, chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản được thải ra môi trường bên ngoài gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm (Nguyễn Thanh Sơn, 2015; Nguyễn Quang Hưng 2015) và là nguyên nhân lan truyền dịch bệnh tại các vùng nuôi thủy sản. Tác động của chất thải từ khu nuôi trồng thủy sản đã được đánh giá từ rất lâu, các giải pháp cũng đã được đề cập tới, tuy nhiên hiệu quả chưa cao (Phan Thị Ngọc Diệp, 2005; Nguyễn Quang Hưng 2015). Để bảo vệ môi trường và nuôi thủy sản bền vững, các phương án xử lý nước thải cho khu nuôi trồng thủy sản cũng đã được nghiên cứu thử nghiệm và cũng đã mang lại kết quả nhất định. Tuy nhiên các công nghệ này tản mạn trong các công trình khác nhau vì vậy khó cho các doanh nghiệp, người dân và các nhà quản lý lựa chọn mô hình xử lý nước thải thích hợp. Chính vì vậy, tổng quan, phân tích các mô hình xử lý nước thải cho NTTS nói chung và nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Các mô hình này có thể áp dụng để xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng Bắc Trung Bộ.

2. HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÙNG BẮC TRUNG BỘ

3. CÁC MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRĂNG (LITOPENAEUS VANNAMEI) VÙNG BẮC TRUNG BỘ

3.1. Một số mô hình xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản trên thế giới có thể áp dụng để xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân trăng vùng Bắc Trung Bộ

3.2. Một số mô hình xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản trong nước có thể áp dụng để xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân trăng vùng Bắc Trung Bộ

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]      Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016. Vài nét về tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới và Việt Nam.

          Truy cập website http://www.mard.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=30272

[2]      Đặng Đình Kim 2003-2005, “Nghiên cứu xử lý bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh” - Viện Nghiên cứu NTTS I

[3]      Dirk Erler, Peter Pollard, Peter Duncan, Wayne Knibb “Treatment of shrimp farm effluent with omnivorous finfish and artificial substrates” Aquaculture Research, 35 (9),  816–827, 7/2004

[4]      Gonçalves, A. A. and G. A. Gagnon, 2011, “Ozone Application in Recirculating Aquaculture System: An Overview”, Ozone: Science & Engineering, 33(5), 345-367.

[5]      Hauser, J. R., 1984, “Use of water hyacinth aquatic treatment systems for ammonia control and effluent polishing”, Journal (Water Pollution Control Federation), 219-225.

[6]      Lâm Minh Triết 2002-2003, “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn môi trường vùng nuôi tôm ven biển” - Viện Môi trường và Tài nguyên

[7]      Lê Thị Siêng 2001-2003 , “Nghiên cứu diễn biến môi trường nước do hoạt động nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau ảnh hưởng tới môi trường và đề xuất các biện pháp khắc phục” - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam;

[8]      Lin, Y. F., S. R. Jing, et al., 2002, “Nutrient removal from aquaculture wastewater using a constructed wetlands system”, Aquaculture, 209(1-4), 169-184.

[9]      Nguyễn Hồng Sơn, 2012-2015,  “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp để xử lý môi trường nước nhằm sử dụng bền vững tài nguyên cho các vùng NTTS tại các tỉnh ven biển Bắc Bộ và vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL” - Viện Môi trường Nông nghiệp

 [10]   Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Vũ Anh Tuấn, 2015. Tổng quan các phương pháp xử lý có khả năng áp dụng để xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Quảng Trị. Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Đâị học Tự nhiên và Công nghệ, tập 31, số 1S ( 39-47)

[11]    Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Tiền Giang, Nguyễn Quang Hưng, 2013. Đánh giá các nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, số 1S, 134- 140

[12] Paul J. Palmer  “Polychaete assisted and filters prawn farm wastewater remediation trial National landcare programme innovation grant” Technical Report, 60945, 1- 61, 2008.

[13]    Phan Thị Hồng Ngân, Phạm Khắc Liệu, 2012, “Đánh giá khả năng xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản nước lợ của bể lọc sinh học hiếu khí có lớp đệm ngập nước”, Tạp chí khoa học, Tập 74B, Số 5, 113-122.

[14]    Phan Thị Ngọc Diệp và nnk, 2005. Đánh giá tác động môi trường Đầm Nại và đề xuất các biện pháp xử lý. Báo cáo lưu tại Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 150 tr.

[15]    Phan Thị Ngọc Diệp, 2005. Đánh giá tác động môi trường của hoạt động nuôi tôm trên cát khu vực ven biển miền trung thuộc tỉnh ninh thuận. Báo cáo lưu tại Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 31 tr.

[16]    Tổng cục thống kê, các số liệu về Thủy sản

          Truy cập website http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=430&idmid=3

[17] Tổng cục thống kê, 2015. Tình hình kinh tế xã hội 2015. Truy cập webside: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507.

[18]    Tổng cục thủy sản, 2015. Nuôi tôm thâm canh công nghệ cao - hướng đi mới nâng cao năng suất và chất lượng.  truy cập website http://www.fistenet.gov.vn/e-nuoi-trong-thuy-san/b-nuoi-thuy-san/nuoi-tom-tham-canh-cong-nghe-cao-huong-111i-moi-nang-cao-nang-suat-va-chat-luong/ngày (23/07/2015).

[19]    Trương Văn Đàn, Lê Công Tuấn, Nguyễn Quang Lịch, Võ Thị Phương Anh. Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 2012, “Nghiên cứu xử lý tổng amoni nitơ (TAN) trong nước thải nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở công ty cổ phần Trường Sơn, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 71, số 2.

[20]    Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản, 2012, Dự án: “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

[21]    Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường 2015, “(Báo cáo hiện trạng môi trường khu nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung vùng ven biển Bắc trung Bộ năm 2015”.

[22]    Võ Đức Nghĩa, Lê Thị Thu An, Nguyễn Quang Lịch, 2015 “Nghiên cứu khả năng xử lý chất hữu cơ của cá rô phi (Oreochromis niloticus), cá đối (Mugil cephalus) và ốc đinh (Cerithidea obtusa) trong nước thải nuôi tôm chân trắng thâm canh”, Khoa Thủy sản, ĐHNL Huế.

[23]    Nguyễn Thị Thanh Nga, 2011, Mô hình xử lý nước để nuôi trồng thuỷ sản đa ao kết hợp nuôi cá và heo.

[24]    Yongjian Xu, Jianguang Fang, Wei Wei “Application of Gracilaria lichenoides (Rhodophyta) for alleviating excess nutrients in aquaculture” Journal of Applied Phycology 4/2008.

[25]    Công ty môi trường Ngọc Lân, 2014, Xử lý nước thải nuôi tôm

            Truy cập website http://xulymoitruong.com/xu-ly-nuoc-thai-nuoi-tom-1577


Xem bài báo tại đây: Tổng quan các mô hình có thể áp dụng để xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) vùng Bắc Trung Bộ

Tác giả: 

Hà Văn Thái; Phí Thị Hằng

Viện Nước, Tưới tiêu và môi trường

Phan Thị Ngọc Diệp

Viện Nghiên cứu Kinh tế Thủy Sản.

Trần Trung Dũng

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: