TextBody
Huy chương 2

Trích yếu luận án của NCS. Nguyễn Quốc Đạt

06/11/2013

Tên luận án: Nghiên cứu giải pháp chống mạch đùn mạch sủi đảm bảo an toàn đê trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Ngành học của luận án: Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy, Mã số: 62-58-02.02
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Toàn văn luận án
Tóm tắt luận án-Tiếng Việt
Tóm tắt luận án-Tiếng Anh

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT

Tên tác giả: Nguyễn Quốc Đạt

Tên luận án: Nghiên cứu giải pháp chống mạch đùn mạch sủi đảm bảo an toàn đê trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Ngành học của luận án: Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy; Mã số: 62- 58- 02.02

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

b) Nội dung bản trích yếu:

Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án:

- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của áp lực dòng thấm dưới nền đê đến an toàn ổn định của đê (bục lớp phủ, xói ngầm).

- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu giải pháp ngăn chặn mạch đùn mạch sủi cho các đoạn đê xung yếu và xử lý khẩn cấp sự cố xói ngầm về mùa lũ nhằm bảo đảm an toàn đê điều và phòng chống lụt bão trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: các tuyến đê trong phạm vi tỉnh Hà Nam.

Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:

- Điều tra, khảo sát thực địa: địa chất nền đê trên địa phận tỉnh Hà Nam.

- Nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu, sách báo trong và ngoài nước. Các kết quả của các đề tài, dự án đã thực hiện trên hệ thống sông Hồng, sông Đáy…vv.

- Nghiên cứu lý thuyết: Giải bài toán xác định áp lực thấm dưới nền đê bằng giải tích và bằng phương pháp phần tử hữu hạn, điều kiện đẩy bục, xói ngầm.

- Nghiên cứu thực nghiệm trong phòng: Thông qua các thí nghiệm trên hiện trường và trong phòng rút ra nhận xét về tác dụng thúc đẩy keo hóa, cường độ kháng nén, hệ số thấm của đất nền khi được xử lý bằng xi măng – hóa chất.

- Nghiên cứu thực nghiệm hiện trường: Thí nghiệm trên dây chuyền khoan phụt thực tế để đánh giá chính xác các chỉ tiêu về cường độ và hệ số thấm của công nghệ khoan phụt hóa chất.

Các kết quả chính và kết luận:

- Luận án đã điều tra thu thập tài liệu, khảo sát bổ sung để lập bản đồ phân vùng địa chất các tuyến đê dựa trên phương pháp luận về an toàn ổn định thấm. Bản đồ này có thể sử dụng cho công tác phòng chống bão lụt, quản lý bảo vệ đê điều của tỉnh Hà Nam. Luận án kết luận: có thể mô phỏng đơn giản hóa mặt cắt địa chất đê tỉnh Hà Nam theo cách làm trong Tiêu chuẩn Mỹ và sử dụng công thức giải tích để tính toán kiểm tra ổn định thấm trong bước lập dự án đầu tư.

- Luận án đã đề xuất được giải pháp ổn định thấm nền đê bằng giếng cọc vây gồm các cọc ximăng đất chống lấn tạo thành tường liên tục. Giải pháp mới phù hợp với các đoạn đê có nhiều ao hồ nằm sát chân đê, không phải lấp ao làm ảnh hưởng đến sản xuất (nuôi trồng thủy sản) của nhân dân.

- Luận án bước đầu có những nghiên cứu ứng dụng công nghệ khoan phụt ximăng hóa chất kết hợp với xi măng để xử lý khẩn cấp các sự cố thấm nền đê.

- Kết quả nghiên cứu của Luận án phục vụ thiết thực và hiệu quả cho công tác phòng chống bão lụt, quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:

1- Luận án đã điều tra thu thập tài liệu, khảo sát bổ sung để lập bản đồ phân vùng địa chất các tuyến đê dựa trên phương pháp luận về an toàn ổn định thấm. Bản đồ này có thể sử dụng cho công tác phòng chống bão lụt, quản lý bảo vệ đê điều của tỉnh Hà nam. Luận án kết luận: có thể có thể mô phỏng đơn giản hóa mặt cắt địa chất đê tỉnh Hà Nam theo Tiêu chuẩn Mỹ và sử dụng công thức giải tích để tính toán kiểm tra ổn định thấm trong bước lập dự án đầu tư.

2- Luận án đã đề xuất được giải pháp ổn định thấm nền đê bằng giếng cọc vây gồm các cọc xi măng đất chồng lấn tạo thành tường liên tục. Giải pháp mới phù hợp với các đoạn đê có nhiều ao hồ nằm sát chân đê, không phải duy tu (thau rửa định kỳ) như làm giếng giảm áp, không phải lấp ao làm ảnh hưởng đến sản xuất (nuôi trồng thủy sản) của nhân dân.

3- Luận án bước đầu có những nghiên cứu ứng dụng công nghệ khoan phụt hóa chất kết hợp với xi măng để xử lý khẩn cấp các sự cố thấm nền đê.

4- Kết quả nghiên cứu của Luận án phục vụ thiết thực và hiệu quả cho công tác phòng chống bão lụt, quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh Hà Nam.


 

THESIS MAJOR EXTRACT

a) Brief Introduction:

Author: Nguyen Quoc Dat

Name of thesis: Study relieving subsurface hydrostatic pressures under some essential routes of river dykes in HaNam province and propose adequated methods to control them.

Discipline of the thesis: Construction of Hydraulic Works; Code: 62 – 58 - 02.02

Name of institution: Việt Nam Academy for Water Resources

b) The contents of the resume:

 The purpose and object of the thesis research:

- Research objects: Hydraulic pressures under subsurfaces effect to the safety factor of river dykes (uplift pressure, piping or internal erosion) occurred river dykesof HaNam provinces

- Research purpose: Study effectived alternatives to reduce excess hydrostatic pressures and controll piping for some essential routes of river dykes in HaNam provinces.

- Research scope: Most risk reaches of river dykes in HaNam provinces

 The studied methods:

- In site methods: Collected geotechnical data, investigated and seveyd insufficient data to establish geological maps of dyke routes in HaNam province to use in flood control and dyke management activities.

- Theory methods: The documents (tehcnical books and papers, technical standards, ...) in Vietnamese and foreign languages were reviewed and applied in research process.

- Practiced methods: Checmical grouting (binders are mixxing of glass water and cement) is expected to apply in emegency treament, so samples should be test in laboratories as well as in site.

- Mathematical modeling: Studied on mathematical model and compared the results with analytical methods.

 Main result and conclusion:

- Based on seepage safety behavious for river dykes, the author have collected available geotecnical data and supplement investigations to establish geotechnical map for dyke routes in HaNam province. That is very usefull in practice of flood control and dyke maintenance activities. The author used theorical method as well as finite element method (FEM) to estimate seepage safety factor for some essential routes. The conclution was that: with practical geological conditions of river dykes in HaNam province we can use simplization scheme as guided in US EM 110-2-1994 instead of using FEM to estimate safety factoty of dyke seepage in FS steps.

- In practical site of HaNam with many aquaculture ponds available in behind of dykes. In case of impossible to refill it, the author proposed the way to reduce excess hydrostatic pressures and controll piping by using sheet piles well. The well created by soil – cement overlap columns was proved is effective in comparision with other methods.

- In order to treat piping in emmegency situations, the author proposed and presented some primary results of using cement – chemical grouting to stop seepage flow.

- Results of study results in thesis is very valuable and effective in practice of flood control and dyke maintenance activities in HaNam province.

Summary new contributions of the thesis:

1. Based on seepage safety behavious for river dykes, the author have collected available geotecnical data and supplement investigations to establish geotechnical map for dyke routes in HaNam province. That is very usefull in practice of flood control and dyke maintenance activities. The author used theorical method as well as finite element method (FEM) to estimate seepage safety factor for some essential routes. The conclution was that: with practical geological conditions of river dykes in HaNam province we can use simplization scheme as guided in US EM 110-2-1994 instead of using FEM to estimate safety factoty of dyke seepage in FS steps.

2. In practical site of HaNam with many aquaculture ponds available in behind of dykes. In case of impossible to refill it, the author proposed the way to reduce excess hydrostatic pressures and controll piping by using sheet piles well. The well created by soil – cement overlap columns was proved is effective in comparision with other methods.

3. In order to treat piping in emmegency situations, the author proposed and presented some primary results of using cement – chemical grouting to stop seepage flow.

4. Results of study results in thesis is very valuable and effective in practice of flood control and dyke maintenance activities in HaNam province.

CITIC

 

Ý kiến góp ý: