TextBody
Huy chương 2

Trích yếu luận án Tiến sĩ kỹ thuật của NCS Trần Bá Hoằng

07/08/2014

Tên luận án: Nghiên cứu diễn biến và giải pháp chỉnh trị đoạn sông phân lạch - Ứng dụng cho sông Cửu Long". Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy. Mã số: 62 58 02 02. Đơn vị đào tạo sau đại học: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

Tên tác giả:                   TRẦN BÁ HOẰNG

Người hướng dẫn:       

PGS.TS Lê Mạnh Hùng

GS.TS Lương Phương Hậu

Tên Luận án: “Nghiên cứu diễn biến và giải pháp chỉnh trị đoạn sông phân lạch – Ứng dụng cho sông Cửu Long”.

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy.             Mã số :  62 58 02 02

Đơn vị đào tạo sau đại học: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

 

NỘI DUNG BẢN TRÍCH YẾU

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích:

- Nghiên cứu các loại giải pháp công trình điều chỉnh tỷ lệ phân chia lưu lượng trong chỉnh trị sông phân lạch và đánh giá hiệu quả của chúng khi áp dụng các phương án bố trí không gian khác nhau.

- Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm, đặc trưng và yêu cầu chỉnh trị của các đoạn sông phân lạch vùng ĐBSCL, nghiên cứu đề xuất phương án bố trí không gian hợp lý cho các giải pháp công trình để đạt mục tiêu chỉnh trị cho một vài đoạn sông phân lạch trọng điểm trên sông Cửu Long.

Đối tượng:

- Luận án lấy sông phân lạch vùng ĐBSCL làm đối tượng nghiên cứu, và chỉ hạn chế vào loại sông phân lạch vùng thượng châu thổ, tức đoạn tiếp cận cửa sông (đoạn triều sông), bởi vì trong thực tế, những vấn đề diễn biến phức tạp (đổi dòng, sạt lở...) phần lớn đều xảy ra trong các đoạn sông phân lạch vùng này.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp nghiên cứu thông qua chỉnh lý, phân tích số liệu thực đo từ sông thiên nhiên.

- Phương pháp nghiên cứu trên mô hình vật lý.

- Phương pháp nghiên cứu bằng mô hình toán.

3. Các kết quả chính và kết luận

Những điểm mới khoa học của luận án:

1. Phân loại và phân tích đặc điểm hình thái, diễn biến, nêu rõ bản chất và quá trình hình thành, phát triển của các đoạn sông phân lạch vùng ĐBSCL, chỉ ra rằng đó là dấu tích của các delta triều cửa sông trong quá trình lấn ra biển.

2. Thông qua chỉnh lý số liệu thực đo, đề xuất phương pháp xác định tỷ lệ phân chia lưu lượng trong đoạn sông phân lạchvùng triều sông theo quan hệ giữa các yếu tố hình thái lòng sông các lạch và các yếu tố thủy lực dòng chảy. Từ đó chỉ ra độ nhạy của các yếu tố tác động đến tỷ lệ phân chia lưu lượng.

3. Bằng phương pháp thí nghiệm thủy lực trên mô hình vật lý, nghiên cứu xây dựng các biểu đồ đánh giá hiệu quả điều chỉnh tỷ lệ phân chia lưu lượng của các sơ đồ bố trí không gian khác nhau trong công trình chỉnh trị sông phân lạch vùng triều sông, phục vụ lựa chọn phương án công trình thích hợp với mục tiêu chỉnh trị.

4. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu, thông qua phần mềm MIKE 21C, tiến hành các thí nghiệm số trên mô hình toán lòng động, đánh giá hiệu quả của các phương án bố trí hệ thống công trình cho hiệu quả đề ra trong chỉnh trị đoạn phân lạch Cù lao Long Khánh trên sông Tiền.

Kết luận:

- Luận án đã phân tích một cách có hệ thống các đặc trưng của các đoạn phân lạch trên sông Cửu Long. Với những phân tích sâu sắc, luận án nhận định rằng bãi giữa (cù lao) hình nêm ngược tại các đoạn phân lạch trên SCL có nguồn gốc từ các delta triều cửa sông, là dấu vết để lại của các thời kỳ cửa sông lấn biển.

- Từ các số liệu thực đo chi tiết, luận án đã xây dựng thành công các quan hệ giữa các yếu tố hình thái, thủy lực và tỷ lệ phân chia lưu lượng cho các lạch, bao gồm các quan hệ : 

   

- Thông qua nghiên cứu trên mô hình vật lý, luận án đã thu được các bảng số liệu và xây dựng các đường cong tương ứng để đánh giá hiệu quả phân chia lại lưu lượng giữa các lạch của các giải pháp công trình với các phương án bố trí không gian khác nhau.

-  Luận án đã ứng dụng kết quả nghiên cứu về bố trí không gian công trình chỉnh trị sông phân lạch vào đoạn sông phân lạch từ Tân Châu đến Hồng Ngự trên sông Tiền. Kết quả mô phỏng cho thấy những kết quả nghiên cứu về độ nhạy của các loại giải pháp và hiệu quả bố trí không gian của các tổ hợp  công trình là phù hợp với thực tế.

Hướng nghiên cứu tiếp:

- Cần nghiên cứu về  bản chất và nguồn gốc các cù lao trên sông Cửu Long từ các góc độ và phương pháp phân tích địa vật lý.

- Tiếp tục nghiên cứu các  quan hệ hình thái và tỷ lệ phân lưu cho các đoạn phân lạch trong vùng cửa sông có dòng chảy thuận nghịch.

- Tiếp tục nghiên cứu dạng kết cấu công trình phù hợp với đặc điểm dòng sông sâu, rộng, nền đất yếu của sông Cửu Long.


 

ABSTRACT OF THE DOCTOR OF PHYSOLOPHY THESIS

 

Author:             TRAN BA HOANG

Supervisors:    

Associate Proffessor. DoctorLe Manh Hung

Proffessor. Doctor Luong Phuong Hau

Name of thesis:“Studing the evolution and river training solutions for braided river – Application for Mekong River”.

Specialization: Hydraulic construction engineering.No: 62 58 02 02

Postgraduate training by: Vietnam Academy for Water Resources.

CONTENT OF THE ABSTRACT

1. Object and purpose of the thesis

Purpose:

- Studying the construction solutions in order to adjust the discharge distribution rate of different river training methods for braided river and assess the effectiveness of those methods when applying in different spatial location.

- On the basis of studying the characteristics, characterized and river training requirements of the braided river in the lower Mekong River, research and propose a reasonable spatial layout for construction solutions to achieve river training objectives for several important braided rivers.

Object:

- The thesis research the braided river on the Mekong Delta as an object of studying, and only restriction on the type of braided river that located on the upper part of the Mekong Delta. That mean, this type of braided river approach to the estuary (tidal river), because in the realistic, the complicated evolution (changing the hydrological regime, bank erosion…) almost happening in this type of braided river on those locations.

2. Research methodologies:

- The calibration and analysis of measured data ;

- Physical model approach;

- Numerical model approach.

3. The main results and conclusions

The new scientific points of the thesis:

1. Classification and analysis  the morphological, evolution, stating the nature

 and process of formation and evolution of the braided river on Mekong Delta, indicating that there are traces of the tidal delta estuary during encroaching sea.

2. Through adjustment of measured data, proposed the method to determine the discharge rate distribution in braided river at tidal stretches according to the relationship between the morphology factor of the riverbed in braids and the hydraulic elements. Hence, point out the sensitivity of the factors that affecting discharge rate distribution.

3. From hydraulic testing method on physical model, studying to create the chart that assess the effectiveness of adjusting the discharge rate distribution of different construction spatial layout of the river training method on braided river at tidal stretches. The results will be served for planning decision that appropriated with the river training objectives.

4. Applying the results, through the software MIKE 21C, conducted some experiments on the mathematical model of morphological change, evaluate the effectiveness of the construction system layout planning for effective construction in river training for Long Khanh islet on Tien River.

Conclusions:

1.The results of the thesis:The thesis analyzed systematically the characteristics of braided river on the Mekong River. Together with insightful analysis, thesis statement that the mid dunes (islet) at the opposite wedge of braided river on Mekong Delta River derived from the tidal delta estuary, leaving traces of the estuary encroachment sea period.

2. From the detail-measured data, the thesis has successful built relationships between morphological elements, hydraulic and flow rate distribution for tributaries, including the relationship:

 3. Through studying on the physical model, the thesis collected data tables and built the corresponding curves to evaluate the effectiveness of the discharge distribution between each tributary of every construction solutions in different spatial layout.

4. The thesis applied the results of researching about different construclion layout for river training in braided river from Tan Chau to Hong Ngu in Tien River. The results of simulation show that the sensitivity of the construction and the effective of different construction spatial layout are accordant with reality.

Further researches:

1. Studying the nature and origin of islands on Mekong River should be considered from different perspective and geophysical analysis method.

2. Continued study the relationship betwthai1the morphological and distribution rate of braided river at the estuaries that have reversible flow

3. Continued study the structure that suitable with the nature of river on Mekong Delta: deep, large width and soft ground.

Ý kiến góp ý: