TextBody
Huy chương 2

Tương quan giữa chỉ số CBR và CIV trong xác định sức chịu tải nền đường trên đất bazan khu vực Tây Nguyên

10/12/2020

Thí nghiệm California Bearing Ratio (CBR) được dùng để đánh giá sức chịu tải nền đường hoặc vật liệu làm đường. Thí nghiệm CBR hiện trường hiện đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng kinh phí và thời gian thực hiện thí nghiệm này tương đối cao.

Vì vậy thí nghiệm Clegg Impact Soil Tester (CIV) có thiết bị gọn nhẹ, quy trình thực hiện đơn giản, tiết kiệm kinh phí, đảm bảo độ chính xác, đã được đề xuất để thay thế thí nghiệm CBR tại một số quốc gia. Khi áp dụng thí nghiệm CIV tại một khu vực mới, để đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn thiết kế và nghiệm thu đường giao thông, cần phải tìm ra mối tương quan giữa trị số CBR và CIV. Nghiên cứu này so sánh giá trị thí nghiệm CBR và giá trị CIV hiện trường với cùng điều kiện thí nghiệm để tìm được tương quan giữa giá trị CBR và CIV của nền đường giao thông trên đất Bazan trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, CBR=2,024e0,085CIV. Tương quan này có thể áp dụng cho các địa phương có điều kiện địa chất tương tự.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giá trị sức chịu tải California Bearing Ratio (CBR) được dùng để đánh giá sức chịu tải, đặc trưng biến dạng nền đất hoặc vật liệu làm đường. Hiện nay, phương pháp thí nghiệm CBR hiện trường được sử dụng phổ biến ở

Việt Nam tuy nhiên để tiến hành thí nghiệm này đòi hỏi phải có các thiết bị đi kèm tương đối cồng kềnh, đặc biệt là thiết bị gia tải.

Phương pháp thí nghiệm Clegg Impact Soil Tester (còn gọi là Clegg Impact Value, gọi tắt là CIV) đã được nghiên cứu áp dụng rộng rãi trên thế giới để thay thế thí nghiệm CBR với chi phí thấp và thời gian thí nghiệm nhanh

chóng [2-11].

Ở Việt Nam, phương pháp này chưa được áp dụng phổ biến, chưa có những nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ về mối tương quan giữa kết quả thí nghiệm CIV và CBR trong điều kiện địa chất Việt Nam. Trong bài viết này, trên cơ sở

so sánh kết quả thí nghiệm hiện trường CBR và CIV trên nền đường đất bazan tại tỉnh Đắk Nông để đưa ra quan hệ giữa giá trị CBR và CIV. Quan hệ này có giá trị tham khảo khi đánh giá chất lượng nền đường trên vỏ phong hóa Bazan.

2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM CIV

2.1. Lịch sử của thí nghiệm CIV

2.2. Thiết bị thí nghiệm CIV

2.3. Phương pháp thí nghiệm CIV

2.4. Quan hệ giữa CBR và CIV của một số tác giả trên thế giới

3. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM CIV VÀ CBR TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG

3.1 Thiết kế thí nghiệm

3.2 Kết quả thí nghiệm

4. KẾT LUẬN

5. LỜI CẢM ƠN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. 22 TCN 211-6, Áo đường mềm- các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế, bộ giao thông vận tải, 2006.

[2]. ASTM D5874 - 95, Standard Test Method for Determination of the Impact Value (IV) of a Soil.

[3]. Applications for the Clegg Impact Soil Tester, Technical Note 05, 1988.

[4]. Clegg impact soil tester 4,5kg Standard Hammer, operators manual, 2003.

[5]. Clegg, B. An impact soil tester as an alternative to California bearing ratio. Proc., 3rd Australian-New Zealand (ANZ) Geomechanics Conf., Wellington, New Zealand, 1, 225–230, 1980.

[6]. Omar Saeed Baghabra Al-Amoudi, Ibrahim Mohammed Asi, Hamad I. Al-Abdul Wahhab, and Ziauddin A. Khan. Clegg Hammer-California-Bearing Ratio Correlations, Journal of Materials in Civil Engineering/December 2002.

[7] Khalid Farrag. Modification of the Clegg hammer as an alternative to nuclear density gauge to determine soil compaction, U.S. Environmental protection agency radiation protection division, 2006.

[8]. Mathur, T. S., and Coghlans, G. T. The use of the Clegg impact tester in managing and designing aggregate-surfaced roads. Transportation Research Board, 4th Int. Conf. on Low- Volume Roads, 1, Washington, D.C., 232–236, 1987.

[9]. Simon Fairbrother, Robert McGregor and Ivan Aleksandrov. Development of a Correlation Equation between Clegg Impact Values and California Bearing Ratio for In-Field Strength Assessment of Forest Road Subgrades. Proceeding of the 33rd Annual Meeting of the Council on Forest Engineering: Fueling the Future, 2010.

[10]. http://www.sdinst.com/catalog.

[11]. http://www.turf-tec.com/Clegg.html.

[12]. http://www.lafayetteclegg.com.

[13]. Vũ Bá Thao, Trần Văn Quang. Báo cáo khảo sát địa chất Công trình cứng hóa mặt đê sông Nhuệ xã Tân Dân huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội tháng 5 năm 2017. Phòng Nghiên cứu Địa kỹ thuật, Viện Thủy công.

[14]. Vũ Bá Thao, Nguyễn Quốc Dũng, Ngô Thị Thanh Hương (2017). Nghiên cứu ứng dụng phụ gia RoadCem trong xây dựng đường giao thông nông thôn. Tuyển tập Hội thảo toàn quốc lần thứ 30 về Kết cấu và Công nghệ xây dựng, 15/12/2017.


Xem bài báo tại đây: Tương quan giữa chỉ số cbr và civ trong xác định sức chịu tải nền đường trên đất bazan khu vực Tây Nguyên
 

Nguyễn Huy Vượng, Vũ Bá Thao, Đinh Văn Thức
Viện Thủy công

                                                                                                             TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: