Ứng dụng Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường ở Việt Nam: Cơ hội sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện tại
02/05/2024Phát triển ứng dụng kinh tế tuần hoàn đã được luật hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên làm thế nào để các đơn vị quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường có thể cụ thể hóa quy định vào hoạt động thực tiễn theo hướng tuần hoàn? và làm thế nào để quan điểm kinh tế tuần hoàn có thể hỗ trợ quản lý dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường một cách an toàn, tổng thể và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việt Nam là một trong những nước đang đối mặt với những thách thức ngày càng khắc nghiệt của biến đổi khí hậu. Dữ liệu về biến đổi khí hậu năm 2021 đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng gia tăng của nước biển dâng ở những vùng địa hình thấp của Việt Nam về suy giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thiếu hụt nguồn nước do sự xâm nhập mặn, và tác động gia tăng của nhiệt độ, gây khó khăn lớn cho người dân đặc biệt là nhóm người nghèo. Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nơi giao thoa giữa hai vùng khí hậu gió mùa có đặc điểm khác biệt và là tỉnh có nhiều diện tích đất thấp, trũng và kéo dài dọc bờ biển. Điều này đã làm cho Hà Tĩnh trở thành một trong những tỉnh phải đối mặt với những tác động lớn gây ra do biến đổi khí hậu như chịu ảnh hưởng của nhiều đới khí hậu tăng cường và gia tăng tần suất xảy ra thiên tai.
Mặt khác, Hà Tĩnh cũng là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, có khu vực nông thôn chiểm tỷ lệ cao, sinh kế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào khai thác lợi ích của thiện nhiên nên dễ bị tổn thương khi xảy ra lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn…. Hệ quả là vấn đề dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường cũng dễ bị ảnh hưởng khi mà lũ lụt và khô hạn kéo dài. Đe dọa thiếu hụt nguồn nước ăn uống là khá phổ biến đối với những xã mà nguồn nước chỉ được khai thác từ các hệ thống tự nhiên như ao hồ, sông suối nhỏ. Xâm nhập mặn cũng ngày càng tác động đến nguồn nước sinh hoạt của người dân ven biển. Lũ lụt không chỉ đe dọa đến chất lượng nước và số lượng mà cả sự an toàn của hạ tầng công trình.
Những khó khăn và thách thức về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Hà Tĩnh cũng giống như nhiều vùng nông thôn khác ở khu vực Đông Nam Á, cần có những giải pháp khắc phục, cụ thể như cần có những tư duy đổi mới để tìm ra những giải pháp tổng thể, đột phá sao cho quản lý cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hiện tại, những ý tưởng về Kinh tế tuần hoàn đang được triển khai áp dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực và ở các nước khác nhau, đặc biệt là nâng cao tính bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ở Việt Nam, phát triển ứng dụng kinh tế tuần hoàn cũng đang được Chính phủ rất quan tâm và đang nỗ lực tạo dựng môi trường chính sách, ban đầu là Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, trong đó bao gồm mục tiêu trong phát triển nông thôn và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trên thực tế, ý tưởng về Kinh tế tuần hoàn cũng là không quá mới với Việt Nam vì nó chưa được hệ thống hóa mà chỉ thông qua các sáng kiến hệ thống nông nghiệp truyền thống, điển hình là mô hình Vườn-Ao-Chuồng (VAC)… với mục đích nhằm kết hợp giữa làm trồng cây, ao cá và chăn nuôi. Tuy nhiên, khung thể chế chính sách hỗ trợ phát triển mô hình tuần hoàn dạng này còn rất hạn chế, nhưng trong đó Quyết định của Chính phủ chỉ rõ lợi ích của kinh tế tuần hoàn ở mọi lĩnh vực cần phải giải quyết. Những quy định này đã khởi động thành công một loạt các lỗ lực đổi mới thể chế được triển khai ở các cấp pháp lý cao nhất như Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2022 đã quy định cụ thể nội dung về phát triển kinh tế tuần hoàn và nhấn mạnh trách nhiệm của các Bộ và chính quyền địa phương áp dụng nguyên lý kinh tế tuần hoàn trong xây dựng chiến lược và kế hoạc phát triển kinh tế xã hội của ngành và địa phương, điển hình trong kế hoạch hành động quốc gia về Kinh tế tuần hoàn.
Đối với lĩnh vực cấp nước nông thôn, Luật Tài nguyên nước sửa đổi năm 2023 đã đưa kinh tế tuần hoàn vào các kế hoạch thông qua các quy định về vấn đề sử dụng nước hiệu quả, sử dụng lại và tái sử dụng nước và nước thải. Đối với lĩnh vực vệ sinh nông thôn, Thông tư số 4/2015/TT-BXD (thực hiện Nghị định số 80/2014/ND-CP về thoát nước và xử lý nước thải) chỉ rõ quy trình sử dụng lại bùn thải đã được xử lý…. Đồng thời, các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới (NRD) (2021-2025) đã quy định nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước và xử lý nước thải, cũng như quản lý chất thải rắn, trong đó chú trọng vào sử dụng lại và tái sử dụng.
Dựa trên xu hướng phát triển chung và định hướng chính sách, có thể thấy đây là thời điểm thích hợp để xem xét lựa chọn ứng dụng tốt nhất kinh tế tuần hoàn vào lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Điều này hỗ trợ đạt mục tiêu kép là nhiệm vụ quản lý dịch vụ này một cách bền vững và an toàn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Để góp phần thực hiện mục tiêu trên, một sáng kiến về nghiên cứu và ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường, được gọi là dự án CIRCLE WASH do Quỹ hỗ trợ cho phụ nữ của Úc tài trợ đã và đang được một nhóm các nhà nghiên cứu xem xét xác định công cụ tiềm năng của kinh tế tuần hoàn có thể áp dụng một cách an toàn và ứng phó với biến đổi khí hậu, mang tính tống hợp nhưng đảm bảo tính hệ thống và phát triển bền vững.
Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam được tập trung tiến hành ở tỉnh Hà Tĩnh với mục tiêu của Dự án là đóng góp cách thức tư duy mới để đưa kinh tế tuần hoàn vào lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường từ đó hỗ trợ hoàn thiện thể chế chính sách và phân tích chỉ ra các cơ hội để áp dụng. Cách tiếp cận thuyết phục thay đổi một cách hệ thống trên cơ sở ý tưởng của kinh tế tuần hoàn là phát triển theo hướng cung dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường một cách an toàn, đầy đủ và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Qua khảo sát ban đầu ở tỉnh Hà Tĩnh với sự hỗ trợ và trao đổi nhiệt tình về lĩnh vực chuyên môn với các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh từ cấp tỉnh, huyện và xã. Trên cơ sở áp dụng Khung kinh tế tuần hoàn 8R trong các buổi thảo luận chuyên sâu về cơ hội tiềm năng có thể đưa kinh tế tuần hoàn vào thực tiễn quản lý cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở Hà Tĩnh. Khung nghiên cứu đã giữ nguyên những “chiến lược R” của mô hình kinh tế tuần hoàn chung và cải tiến nó sao cho phù hợp với lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Đồng thời đưa ra cách thức đơn giản, hướng dẫn áp dụng đúng phương thức và bản chất của kinh tế tuần hoàn.
Nghiên cứu đã bước đầu phát hiện ra khả năng ứng dụng cao, định hướng tiềm năng nhưng cũng còn một vài thách thức. Quy trình áp dụng là rất khả thi để kết hợp những quan điểm khác nhau và làm nổi lên tính cấp thiết của kinh tế tuần hoàn (đôi khi cũng có sự trùng lặp). Có ba nguyên tắc R chính trong mô hình kinh tế tuần hoàn là Giảm, Tái sử dụng và Phục hồi, đây là điểm khởi đầu cần đặt ra khi thực hiện thảo luận, cụ thể như tiềm năng để giảm khối lượng nước được sản xuất, hay vấn đề cải thiện hiệu quả sử dụng nước là chủ đề được quan tâm hoặc vấn đề tăng cường nhận thức cộng động về bảo vệ và phục hồi nguồn nước (e.g. bằng việc hạn chế xả thải chất thải rắn, chất thải chăn nuôi, chất thải công nghiệp ra hệ sinh tái về nước). Cùng với đó, các R ‘mang tính định hướng’ (Nghĩ lại, nhận biết, thích ứng, phân phối lại, tương hỗ) hỗ trợ định hình việc đánh giá, thảo luận đa khía cạnh để xác định những vấn đề chính và liên quan trong bối cảnh thực tế của địa phương, động lực xã hội và sự quan tâm về ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự định hướng tập trung này giúp chỉ ra nhưng kinh nghiệm tốt và kiến thức truyền thống về quản lý tài nguyên, đánh dấu một số cơ hội để tạo dựng lại và phát huy những ưu điểm. Ví dụ như lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, xử lý tại chỗ theo cách hợp lý nhất. Như chiến lược ‘tái phân bổ’ (tập chung vào nguồn lực xã hội) trong khung nghiên cứu 8R cũng là rất hữu ích để đảm bảo các khía cạnh về tận dụng các động lực phát triển, phân bổ nguồn lực, công bằng và tổng thể khi xây dựng kế hoạch quản lý một cách hài hòa trong một số hoàn cảnh mâu thuẫn mang nặng tính kỹ thuật.
Còn rất nhiều khoảng trống cần nghiên cứu để tìm ra cách nào hiệu quả có thể đảm bảo áp dụng đúng những giá trị cốt lõi của mô hình kinh tế tuần hoàn và những tác động của nó đến quản lý dịch vụ nước sạch và vệ sinh mô trường một cách an toàn, bao trùm và ứng phó với biến đổi khí hậu. Giai đoan tiếp theo dự án sẽ đánh giá cơ hội tiềm năng của kinh tế tuần hoàn.
Nhóm tác giả:
TS. Đinh Văn Đạo, trưởng nhóm nghiên cứu phía Việt Nam, nhiệm vụ chính đánh giá các vấn đề kinh tế, chính sách và tổ chức thể chế thông qua áp dụng kinh tế tuần hoàn trong quản lý nước sạch và vệ sinh.
Avni Kumar, nghiên cứu viên của Trường đại học Công Nghệ Sydney – Viện Tương lai bền vững (UTS-ISF) là chuyên gia về cấp nước, vệ sinh môi trường (WASH), chuyên sâu trong vấn đề bình đẳng giới và hòa nhập xã hội.
TS. Naomi Carrard, chủ nhiệm dự án, nghiên cứu viên cao cấp Trường đại học Công Nghệ Sydney – Viện Tương lai bền vững (UTS-ISF) là chuyên gia về cấp nước, vệ sinh môi trường (WASH), chuyên sâu xây dựng khung nghiên cứu phát triển ứng dụng kinh tế tuần hoàn.
Lời cảm ơn
Dự án xin cảm ơn sự tham gia hỗ trợ và góp ý của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường ở Hà Tĩnh, đồng thời cảm ơn nhóm nhà nghiên cứu đã nỗ lực tạo dựng ra khung nghiên cứu kinh tế tuần hoàn 8R và cảm ơn Giáo sư Juliet Willetts đã góp ý để hoàn thiện khung nghiên cứu này, TS. Nông Bảo Anh (UTS-ISF) và TS. Đặng Ngọc Hạnh (IWEM-VAWR).
Tóm tắt dự án Kinh tế tuần hoàn trong nước sạch và vệ sinh môi trường (CIRCLE WASH) CIRCLE WASH là dự án nghiên cứu kéo dài trong 2 năm (2023-2024) nhằm đưa ra những tư duy mới và nghiên cứu ứng dụng sâu những ưu thế của Kinh tế tuần hoàn trong quản lý hệ thống dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường. Nghiên cứu được hỗ trợ bởi quỹ hỗ trợ phụ nữ của Úc. Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam và Đảo Kiritimati, Kiribati. Các tổ chức thực hiện là Phía Úc: Viện Tương lai bền vững, Trường đại học công nghệ Sydney (UTS-ISF); phía Việt Nam: Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (IWEM-VAWR); phía Đảo Kiritimati, Kiribati: UNICEF Thái bình dương, Viện nghiên cứu quản lý nước quốc tế (IWMI), và các nghiên cứu viên thường chú tại vùng Thái Bình Dương. |
Đinh Văn Đạo, Avni Kumar, Nông Bảo Anh, Đặng Ngọc Hạnh và Naomi Carrard
Ý kiến góp ý: