TextBody
Huy chương 2

Ứng dụng lý thuyết thành phần nguồn nước để tính toán lan truyền ô nhiễm trong kênh dẫn vùng triều xét với các trường hợp khoảng cách kênh nhánh so với biển

24/05/2017

Bài viết này trình bày việc ứng dụng lý thuyết thành phần nguồn nước kết hợp với mô hình toán thủy lực chất lượng nước là phần mềm MIKE11 để mô phỏng thành phần nước ô nhiễm lan truyền trong kênh dẫn vùng triều, ví dụ tính toán được xem xét với các trường hợp vị trí/khoảng cách kênh nhánh (Xk) so với biển. Kết quả tính toán cho thấy quá trình triết giảm thành phần nước ô nhiễm phụ thuộc vào khoảng cách gần hay xa của kênh nhánh so với biển và có xét đến vai trò của biên độ triều biển Đông và triều biển Tây. Ứng dụng lý thuyết này cho thấy các kênh gần biển (Xk nhỏ) triết giảm TPN ô nhiễm nhanh hơn hẳn so với trường hợp các kênh xa biển (Xk lớn).

1. MỞ ĐẦU

Lý thuyết lan truyền các nguồn nước (còn gọi là Lý thuyết thành phần nguồn nước) đã được trình bày trong nhiều tài liệu [1],[2],[3]. Hiện nay lý thuyết này đang được ứng dụng để nghiên cứu rất hiệu quả trong thực tế nhiều vấn đề liên quan đến nguồn nước và môi trường. Việc áp dụng tính toán và phân tích nguồn nước đã cho thấy đây là công cụ rất mạnh, giải quyết được nhiều vấn đề mà ở các phương pháp truyền thống chưa đề cập. 

 Khi nghiên cứu đặc tính thủy động lực và môi trường kênh dẫn vùng triều, các thành phần nguồn nước (mặn, ngọt, ô nhiễm,…) được xem xét trong hệ thống phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu tập trung chính vào các yếu tố về điều kiện biên thủy lực và vị trí, quy mô kích thước kênh dẫn,… Bài báo xin giới hạn cụ thể ở việc ứng dụng lý thuyết thành phần nguồn nước để tính toán lan truyền ô nhiễm trong kênh vùng triều xét với các trường hợp vị trí, khoảng cách kênh nhánh so với biển (Xk khác nhau) và biên mực nước Z(t) là triều biến đổi đều có dạng biên độ triều biển Đông và triều biển Tây.

2. PHƯƠNG TRÌNH LAN TRUYỀN THÀNH PHẦN NƯỚC Ô NHIỄM

a) Điều kiện biên, điều kiện ban đầu

b) Cách giải, các công cụ tính toán

3. TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN XÉT

5. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Ân Niên (1997), “Về một bài toán định xuất xứ của khối nước (ứng dụng cho Đồng bằng sông Cửu long”, Tuyển tập kết quả NCKH, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

[2]. Tăng Đức Thắng (2002), “Nghiên cứu hệ thống thủy lợi chịu nhiều nguồn nước tác động – Ví dụ ứng dụng cho Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ”, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.

[3]. Tăng Đức Thắng, Nguyễn Ân Niên (2004), “Tính toán thành phần nguồn nước, những phát triển mới và mở rộng ứng dụng”, Tuyển tập kết quả KH&CN Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam năm 2008, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[4]. Nguyễn Đình Vượng (2014), “Nghiên cứu quá trình lan truyền nguồn nước trong kênh dẫn vùng triều (trường hợp xét với điều kiện chiều dài kênh thay đổi)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, số 23, 10/2014

[5]. MIKE11 (2011) – Users’ Guide (Hướng dẫn sử dụng).


Xem bài báo tại đây: Ứng dụng lý thuyết thành phần nguồn nước để tính toán lan truyền ô nhiễm trong kênh dẫn vùng triều xét với các trường hợp khoảng cách kênh nhánh so với biển

Tác giả: TS. Nguyễn Đình Vượng
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

 TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: