Ứng phó với tác động của phát triển, biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mê Kông và giải pháp thích ứng
25/10/2021Sáng ngày 23/10/2020, tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Ứng phó với tác động của phát triển, biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mê Kông và giải pháp thích ứng”. Đây là Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) và Trường Đại học Quốc gia Seoul (SNU).
Hội thảo có sự tham dự của gần 80 điểm cầu trực tuyến là các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu đến từ các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu, Trường Đại học trên cả nước và các Trường Đại học của một số nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Hàn Quốc… Ngoài ra còn có các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
Về phía điểm cầu của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có GS.TS. Trần Đình Hòa - Giám đốc Viện, GS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện, PGS.TS. Phạm Hùng - Phó Trưởng Ban Kế hoạch Tổng hợp, TS. Dương Quốc Huy - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế và các cán bộ khoa học thuộc Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế.
Phát biểu chào mừng Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Hiếu Trung - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ cho biết biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của con người trên khắp thế giới trong đó có đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. Hiện nay, đã có nhiều Tổ chức, nhiều nghiên cứu nhằm ứng phó, thích ứng và hiểu biết về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. Hội thảo là diễn đàn kêu gọi các nhà khoa học cùng hợp tác, hiểu biết sâu rộng hơn về biến đổi khí hậu.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Trung hy vọng rằng Hội thảo sẽ có nhiều giải pháp được đưa ra, chuyển giao, nhân rộng ở nhiều địa phương để từ đó không chỉ dừng lại ở việc hiểu biết các vấn đề về đồng bằng sông Cửu Long mà còn có sự hợp tác quốc tế từ đó đưa ra các biện pháp thích ứng.
Hội thảo đã được nghe 08 báo cáo bao gồm: (1) Những thay đổi của đồng bằng châu thổ trong điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội: Nghiên cứu điển hình ở ĐBSCL - Dragon-Mekong (Đại học Cần Thơ); (2) Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, công trình thượng nguồn đối với chế độ thủy văn ở hạ lưu sông Mê Kông - Trường Đại học Michigan (Mỹ); (3) Vai trò của các đập thủy điện đối với nguồn nước ở đồng bằng sông Cửu Long, những thách thức và cơ hội về năng lượng và lương thực - Trường Đại học Michigan (Mỹ); (4) Tổng quan những thách thức đối với phát triển bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; (5) Mô hình NexView về mối liên hệ giữa nước ngầm và tác động kinh tế xã hội tại lưu vực sông Mê Kông - Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS); (6) Nghiên cứu đánh giá mực nước biển dâng ở vùng ven biển ĐBSCL - Trường Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc); (7) Tầm quan trọng của việc quản lý chế độ bùn cát lưu vực sông Mê Kông trong chiến lược tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu - Trường Đại học Hull (Anh); (8) Chiến lược giảm nhẹ và tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai lũ - Trường Đại học Bách khoa Nice - Sophia (Pháp).
Sụt lún ĐBSCL nghiêm trọng hơn nước biển dâng. Nguồn: VTC14
Bản tin thời sự 17h ngày 23/10/2021: Quản lý tổng hợp tài nguyên nước để thích ứng với BĐKH. Nguồn: TTXVN
Ý kiến góp ý: