TextBody
Huy chương 2

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam nghiên cứu Quy hoạch công trình chống xói lở bờ biển Bình Thuận

15/09/2010

Bình Thuận là một tỉnh Nam Trung Bộ, có bờ biển dài hơn 192km, có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, đã và đang đóng góp vị trí quan trọng trong đời sống của hàng chục khu dân cư với hàng chục vạn nông ngư dân sinh sống. Đây là địa phương mà kinh tế biển, kinh tế du lịch, dầu khí đóng góp tỷ lệ lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình xâm thực, xói lở bờ khả nghiêm trọng

Bình Thuận là một tỉnh nam Trung Bộ, có bờ biển dài hơn 192 km, có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, đã và đang đóng vị trí quan trọng trong đời sống của hàng chục khu dân cư với hàng chục vạn nông ngư dân sinh sống. Đây là địa phương mà kinh tế biển, kinh tế du lịch, dầu khí đóng góp tỉ lệ lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình xâm thực, xói lở bờ khá nghiêm trọng. Ở nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh, biển ngày càng xâm thực sâu vào bờ, làm mất nhiều diện tích đất, gây nhiều thiệt hại đối với nhà cửa của nhân dân, công trình công cộng, các khu du lịch nổi tiếng như Hàm Tiến - Mũi Né, Đồi Dương - Đức Long, Phước Lộc - LaGi, Phước Thể - Tuy Phong. Cùng với tần suất lũ, bão xảy ra ngày càng nhiều, đe dọa đến đời sống của người dân. Hệ thống các công trình đê, kè chống xói lở đê biển của Bình Thuận đã được xây dựng qua nhiều thời kỳ nhưng chưa có quy hoạch tổng thể, thiếu thống nhất về tuyến, các chỉ tiêu kỹ thuật của công trình phần lớn chưa đề cập đến nhu cầu kết hợp, phục vụ đa mục tiêu, thiếu tầm nhìn phát triển bền vững và lâu dài. Vì vậy, một số công trình đê, kè hiện tại chưa có đủ khả năng phòng chống các trận lũ, bão lớn và nước biển dâng cũng như phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế dân sinh. Đây là điều trăn trở và bức xúc của các cấp lãnh đạo, người dân tỉnh Bình Thuận cũng như các nhà khoa học nghiên cứu về chỉnh trị sông biển. Nằm trong Chương trình nâng cấp, củng cố đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, thực hiện chủ trương của tỉnh Bình Thuận về việc lập quy hoạch các công trình chống xói lở bờ biển nhằm từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống kè ven biển, chống hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam được giao lập dự án: Quy hoạch công trình chống xói lở bờ biển Bình Thuận. Nhóm thực hiện dự án đã và đang tiến hành: Thu thập tài liệu, đo mới tài liệu cơ bản địa hình, hải văn; Đánh giá hiệu quả của các công trình đã xây dựng; Xác định mực nước triều thiên văn thích ứng với tần suất; Ứng dụng mô hình toán để xác định nguyên nhân, quy luật xói bồi và dự báo xói bồi theo phương án tuyến quy hoạch. Từ đó xác định tuyến quy hoạch công trình bảo vệ bờ biển đến năm 2020; Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ biển kết hợp với trồng rừng ven biển; Ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới thích hợp cho công trình bảo vệ bờ biển, thiết kế định hình công trình bảo vệ bờ biển; Nghiên cứu đề xuất hệ thống lưới trạm quan trắc thủy hải văn, bùn cát ven biển Bình Thuận nhằm cung cấp số liệu điều tra cơ bản, phục vụ công tác phòng chống thiên tai, đa ngành; Khái toán kinh phí thực hiện toàn bộ quy hoạch đề xuất, phân kỳ, phân đoạn đầu tư, đề xuất vốn và biện pháp tổ chức thực hiện; Tổ chức Hội thảo, Viết báo cáo quy hoạch, các bản đồ quy hoạch…

Theo bà Trần Thị Luận - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão: Dự án quy hoạch các công trình chống xói lở bờ biển Bình Thuận là một công việc có tính chất khoa học, nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình nâng cấp, củng cố đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang. Dự án quy hoạch này có phạm vi rộng, yêu cầu kỹ thuật cao và phục vụ cho nhiều đối tượng hưởng lợi.

Ngày 11 tháng 9 năm 2010, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Chi Cục Thủy lợi tỉnh Bình Thuận cùng Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học: Quy hoạch công trình chống xói lở bờ biển tỉnh Bình Thuận nhằm tham khảo ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công trong và ngoài tỉnh để hoàn thiện dự án. Tại Hội thảo, có 08 báo cáo chuyên đề và báo cáo tham luận được trình bày, các nhà khoa học, nhà quản lý đã có những đóng góp hết sức sâu sắc và tâm huyết để nhóm thực hiện dự án tham khảo xử lý.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho biết: Đây là Hội thảo khoa học nhằm lấy ý kiến đóng góp cho các báo cáo là cơ sở khoa học phục vụ cho việc quy hoạch. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đã nghiên cứu, cung cấp rất nhiều thông tin phục vụ cho công tác này... Cũng theo PGS.TS Lê Mạnh Hùng, việc chống xói lở bờ biển là công việc hoàn toàn thực hiện được, tuy nhiên chống xói lở kết hợp với phát triển dân sinh kinh tế, du lịch mới là việc khó, cần các nhà quản lý, các đơn vị tư vấn, thi công giải quyết…  

Nhóm nghiên cứu của Viện đã và đang cố gắng hết sức để bước đầu góp phần trả lại cho Bình Thuận một vùng biển đẹp và thịnh vượng.

Tỉnh Thanh  

Ý kiến góp ý: