Xã hội hóa công tác quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn - thực trạng và giải pháp
10/12/2013Xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý chất thải là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Phong trào xã hội hóa hoạt động quản lý chất thải ở nông thôn đã phát triển ở nhiều địa phương nhưng hoạt động kém hiệu quả và không bền vững. Trên cơ sở kết quả điều tra thực địa đánh giá những tồn tại trong các mô hình tổ chức dịch vụ quản lý chất thải nông thôn, bài viết đã đề xuất một số giải pháp về cơ chế chính sách; tổ chức quản lý; công nghệ, kỹ thuật; giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nông thôn nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý chất thải, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.
I. TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
I.1. Một số khái niệm về xã hội hóa bảo vệ môi trường
Hiện nay, chưa có định nghĩa về mặt pháp lý đối với thuật ngữ xã hội hóa (XHH) bảo vệ môi trường, nhưng qua các kết quả nghiên cứu và thí điểm ở các địa phương đã có một số cách hiểu XHH bảo vệ môi trường như sau:
- Đó là việc thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT).
- Biến công tác BVMT thành nhận thức, hành động BVMT có sự tham gia của cộng đồng. Đem lại phúc lợi chung về môi trường cho cộng đồng và huy động cộng đồng tham gia bảo vệ và cải thiện môi trường một cách tích cực, chủ động, thường xuyên.
- Huy động các nhân tố thị trường và lực lượng cộng đồng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, việc ra quyết định liên quan đến BVMT của các cơ quan Nhà nước… Cũng có ý kiến cho rắng XHH bảo vệ môi trường thực chất là tư nhân hóa công tác BVMT, huy động tất cả các lực lượng ngoài hệ thống tổ chức Nhà nước tham gia. Tuy nhiên, nên hiểu XHH rộng hơn khái niệm tư nhân hóa, vì ngoài tư nhân cần có sự tham gia của cộng đồng và đặc biết là trách nhiệm quản lý Nhà nước ở các cấp độ thích hợp
I.2. Quan điểm của thế giới trong xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tại Johannesburg tại Cộng hoà Nam Phi năm 2002 đã đề cập đến việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Trong các văn kiện, thông báo của hội nghị, những vấn đề liên quan đến xã hội hoá bảo vệ môi trường đã được thể hiện rõ như:
- Về mục tiêu: Tăng cường sự tham gia hiệu quả của các tổ chức xã hội và các bên liên quan khác trong việc thực hiện chương trình Nghị sự 21 cũng như tăng cường sự minh bạch và sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, tăng cường năng lực phục vụ phát triển bền vững ở tất cả các cấp bao gồm cả cấp địa phương (nhất là đối với các nước đang phát triển).
- Về khung thể chế: Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng thông qua các biện pháp tạo sự tiếp cận với thông tin về pháp luật, qui định, hoạt động, chính sách và chương trình cũng như xây dựng và thực hiện chính sách phát triển bền vững.
- Về quyền của cộng đồng: Để bảo vệ cộng đồng phải tăng cường củng cố quyền của các dân tộc. Công dân có quyền được biết thông tin và tham gia vào quá trình ra quyết định. Bên cạnh đó, hội nghị cũng cũng đề cấp đến việc tạo cơ chế, chính sách và các giải pháp nhằm cải thiện sự tiếp cận của cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động đào tạo, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính... I.3. Chủ trương Nhà nước thực hiện xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường Nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nêu một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, đó là: Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường, chú trọng xây dựng và thực hiện các hương ước, qui ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư. Phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Phát hiện các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường để khen thưởng, phổ biến, nhân rộng. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã cụ thể hóa các chủ trương nêu trong Nghị quyết 41/NQ-TW bằng các qui định cụ thể: Xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, thành lập tổ chức dịch vụ môi trường trong khu dân cư (điều 54). Khuyến khích phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường (điều 116) và qui định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong công tác Bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký 8 nghị định liên tịch với các tổ chức đoàn thể nhân dân về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường. Chương trình Quốc gia về nước sạch và VSMTNT trong 2 giai đoạn 2011-2006 và 2006-2011 cũng đưa XHH là giải pháp trong quá trình thực hiện. II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NÔNG THÔN Việt Nam hiện có trên 60 triệu dân sống ở vùng nông thôn, chiếm hơn 73% dân số trong cả nước. Mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu m3 nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Khoảng trên 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao bì thuốc BVTV chưa được thu gom để xử lý hợp vệ sinh và xả trực tiếp vào môi trường [4]. II.1. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường [3], ở nông thôn hiện có các mô hình tổ chức thu gom, xử lý rác thải (XLRT) sau: - Mô hình thu gom tự quản do dân tự tổ chức: Đây là hình thức phổ biến ở các vùng nông thôn, do người dân tự thỏa thuận và cử người thu gom cho 1 xóm hoặc 1 cụm dân cư. Rác thải sau khi thu gom thường là đổ lộ thiên ven đường làng, bờ mương, chưa được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp địa phương cả về tài chính và chính sách, người thu gom rác phải tự trang bị phương tiện thu gom, thu nhập trung bình chỉ đạt 100.000-150.000 đ/người/tháng, không được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội và bảo hộ lao động. Hoạt động không chuyên nghiệp, số lần thu gom trung bình 1 lần/tuần, có nơi 2 tuần/1 lần chủ yếu thu gom rác cho khu vực ven đường chính và khu tập trung dân cư. - Mô hình thu gom do xã, thôn tổ chức: Đã có sự quan tâm của chính quyền địa phương như hỗ trợ về phương tiện thu gom, nhiều địa phương đã qui hoạch được điểm tập kết, bãi chôn lấp rác. Tuy nhiên, các mô hình này cũng chỉ dừng lại ở nhiệm vụ thu gom rác thải từ khu dân cư đến các điểm tập kết, chưa có các biện pháp kỹ thuật trong phân loại, XLRT. Chưa xây dựng được cơ chế và nguồn tài chính để duy trì công tác thu gom, XLRT. Số lần thu gom rác 2-3 lần/tuần. Thu nhập của người thu gom trung bình 200.000-300.000 đ/tháng, người thu gom chưa được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội. Hoạt động thiếu chuyên nghiệp dẫn đến hiệu quả thấp. Trách nhiệm của các cấp địa phương chủ yếu là hỗ trợ (nên có đến đâu hỗ trợ đến đấy) mà chưa xây dựng được qui trình thu gom, XLRT đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường (VSMT). - Các mô hình hợp tác xã (HTX) dịch vụ VSMT: Được coi là mô hình hoạt động hiệu quả nhất ở nông thôn. Hoạt động theo luật HTX, có điều lệ hoạt động, phương án sản xuất dịch vụ, kết hợp nhiều loại dịch vụ môi trường như thu gom rác thải, thoát nước, cây xanh, quản lý nghĩa trang... Hình thức này chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ, rất ít - Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc công ty cổ phần: Rất ít có ở các vùng nông thôn do các dịch vụ về môi trường không mang lại lợi nhuận về kinh tế - Mô hình công ty Môi trường đô thị (MTĐT): Một số vùng ven đô, các công ty Môi trường đô thị đã mở rộng dịch vụ thu gom rác thải cho các các xã lân cận. Công ty có thể làm dịch vụ trọn gói từ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hoặc chỉ vận vận chuyển và xử lý. Kinh phí hoạt động của công ty từ nguồn thu phí của dân và ngân sách của thành phố. Thu nhập của người làm dịch vụ từ 1.200.000-2.000.000 đ/người/tháng và được hưởng đầy đủ các chế độ của lao động nặng và độc hại. Hiện chỉ có một số rất ít các xã ven các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh được hưởng các dịch vụ này. Bảng 1: Tổng hợp hoạt động của các mô hình dịch vụ quản lý chất thải nông thôn TT Nội dung Mô hình dịch vụ Tự quản HTX dịch vụ MT Cty TNHH Công ty MTĐT 1 Địa bàn hoạt động Phổ biến ở các vùng nông thôn Chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ Chủ yếu các vùng ven khu công nghiệp Chủ yếu các vùng ven đô 2 Kinh phí hoạt động - Ngân sách NN (%) 0 10-20 5-10 80-90 - Đóng góp của dân (%) 100 80-90 90-95 10-20 3 Thu nhập (1000 đ/người/tháng) 100-300 500-1.000 500-1.000 1.200-2.000 4 Bảo hộ lao động (bộ/năm) Không có 1 1 2 5 Bảo hiểm xã hội Không có Tự đóng Công ty đóng Nhà nước đầu tư 6 Bảo hiểm y tế Không có HTX đóng Công ty đóng Nhà nước đầu tư 7 Thiết bị thu gom Tự túc HTX trang bị Công ty trang bị Nhà nước đầu tư 8 TB vận chuyển Không có Đầu tư từ ngân sách địa phương Công ty đầu tư Nhà nước đầu tư 9 Tính ổn định Không ổn định Tương đối ổn định Không ổn định Ôn định (Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra đánh giá thực trạng năng lực hoạt động của các tổ chức dịch vụ thu gom, nông thôn các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng ) II.2. Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt: Các công trình xây dựng đường giao thông nông thôn của Nhà nước cũng như công trình do dân tự xây dựng hầu hết đều không xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Phần lớn các loại nước thải sinh hoạt đều không được xử lý, chảy tự do, ngấm xuống đất và chảy xuống ao hồ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. II.3. Quản lý vỏ bao bì thuốc BVTV: Kết quả điều tra trên gần 30 mô hình thu gom rác thải tại 10 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chỉ có 2 địa phương đã có kế hoạch triển khai thu gom vỏ bao thuốc BVTV nhưng đều không thành công[5] : - Xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là một trong số ít địa phương đã tổ chức thu gom vỏ bao thuốc BVTV. Nhiệm vụ này do hội nông dân chủ trì, tổ chức thu gom 2 lần/ vụ và đổ chung với bãi tập kết rác thải sinh hoạt. Tuy mới triển khai được 2 đợt trong vụ xuân năm 2009 song đã có nguy cơ phải dừng lại do không có kinh phí thực hiện - HTX Trung Lao, huyện Nam Trực, Nam Định đã đầu tư xây dựng một số ống bi tại bờ ruộng để chứa vỏ bao thuốc BVTV nhưng người dân không thực hiện. Nguyên nhân do công tác tuyên truyền chưa tốt, bà con nông dân vẫn đơn giản nghĩ vỏ bao thuốc BVTV là một loại rác thải thông thường nên vứt bỏ chúng ở đâu không quan trọng. II.4. Đánh giá chung: · Các tổ chức dịch vụ môi trường ở nông thôn phần lớn được hình thành tự phát nên hoạt động kém hiệu quả và không bền vững do các nguyên nhân như sau: - Chức năng quản lý nhà nước về môi trường khu vực nông thôn giữa các ngành chưa có sự phân công rõ ràng cho một cơ quan quản lý dẫn đến hoạt động chồng chéo và… bỏ ngỏ. - Chưa có chính sách hỗ trợ cho các hoạt động quản lý chất thải nông thôn: Trong khi ở khu vực đô thị, các Công ty dịch môi dịch vụ môi trường đô thị là các doanh nghiệp công ích Nhà Nước, 80% kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà Nước, 20% do dân đóng góp thì các tổ chức dịch vụ môi trường ở nông thôn kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn thu phí dịch vụ môi trường do người dân đóng góp chỉ đủ để trả thù lao cho người thu gom rác với mức chỉ bằng 30-40% thu nhập của người thu gom rác ở đô thị. Người thu gom chưa được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhiều nơi chưa có bảo hộ lao động. - Chưa được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền địa phương. Do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trong khi chính quyền địa phương còn nhiều quan tâm đến các vấn đề khác. - Các tổ chức dịch vụ môi trường nông thôn chưa đủ năng lực để giải quyết trọn vẹn các vấn đề quản lý chất thải: Hầu hết các tổ chức xã hội ở nông thôn mới chỉ thực hiện được các nội dung về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, tổ chức thu gom chất thải mà chưa có các biện pháp xử lý dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải ngày càng gia tăng. - Nhận thức của cộng đồng còn hạn chế cũng là nguyên nhân làm cản trở công tác xã hội hóa các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn. · Các hoạt động tổ chức cho cộng đồng tham gia quản lý chất thải nông thôn còn mang nặng tính phong trào, chủ yếu thực hiện trong các dịp lễ, tết mà chưa được duy trì thường xuyên, chưa trở thành nhiệm vụ của các cơ quan và các cấp chính quyền. Ở rất nhiều địa phương đã có hương ước về làng văn hóa mới, trong đó qui định rất cụ thể về nếp sống văn hóa trong cưới hỏi, tang lễ… nhưng rất ít các hương ước đề cập đến các qui định về quản lý chất thải và vệ sinh môi trường hoặc đề cập một cách chung chung. III. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NÔNG THÔN. Trên cơ sở kết quả điều tra thực địa, đánh giá những tồn tại trong các mô hình tổ chức dịch vụ quản lý chất thải nông thôn để đề xuất một số biện pháp thực hiện xã hội hóa công tác quản lý chất thải nông thôn như sau: · Giải pháp về cơ chế, chính sách: - Xây dựng qui chế quản lý, hương ước, qui ước nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nông thôn; - Thực hiện chính sách khuyến khích và các biện pháp chế tài trong quản lý chất thải nông thôn; - Cơ chế hỗ trợ phát triển các tổ chức dịch vụ môi trường nông thôn. · Giải pháp về tổ chức, quản lý - Đề xuất cơ chế phối hợp giữa các loại hình dịch vụ, kết hợp giữa các cấp trong quản lý chất thải nông thôn; - Nâng cao năng lực quản lý của địa phương: Thực hiện phân công trách nhiệm quản lý Nhà nuớc giữa các cấp trong quản lý chất thải nông thôn; - Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ môi trường; - Nâng cao vai trò của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. · Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật - Lựa chọn các công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ quản lý và tập quán của từng vùng để phổ biến áp dụng; - Ưu tiên các biện pháp giảm thiểu chất thải tại · Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nông thôn - Truyền thông về quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý chất thải; - Huy động đóng góp về tài chính, nhân lực; - Huy động cộng đồng tham gia các dịch vụ quản lý chất thải nông thôn; - Xây dựng và thực hiện các chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn tổ chức dịch vụ, kỹ năng giám sát cộng đồng dân cư trong quản lý chất thải nông thôn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Luật Bảo vệ môi trường 52/2005/QH11. [2]. Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [3]. Vũ Quốc Chính, Kết quả điều tra đánh giá thực trạng năng lực hoạt động của các tổ chức dịch vụ thu gom, nông thôn các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng, Hà Nội, 2011 [4]. Vũ Thị Thanh Hương, Hoàng Thu Thủy, Hiện trạng quản lý chất thải rắn nông thôn Việt Nam và các giải pháp khắc phục- Tạp chí nông nghiệp và PTNT- Đặc san về môi trường nông nghiệp nông thôn, 2008 [5]. Vũ Thị Thanh Hương, Tổng hợp xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã- Báo cáo tổng kết dự án, 2008 [6]. Lê Hạnh Chi, Vũ Thị Thanh Hương, Nghiên cứu giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rác thải nông thôn- Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường và PTBV, 2007 Tác giả: ThS. Vũ Quốc Chính, ThS. Nguyễn Duy Phú, KS. Lê Văn Cư Tạp chí KH&CN Thủy lợi
các xã có hình thức dịch vụ này. Hầu hết các HTX dịch vụ môi trường đã được đầu tư xe thu gom rác, một số nơi đã được đầu tư xe vận chuyển rác thải. Thu nhập của người làm dịch vụ môi trường trung bình từ 500.000 – 1.000.000 đ/người/tháng, người lao động được trang bị bảo hộ lao động, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Số lần thu gom/tuần 3-7 lần/tuần.
nguồn phát sinh, tăng cường tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp.
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Ý kiến góp ý: