Xã hội hóa quản lý và phát triển bền vững hệ thống thủy lợi nội đồng trong điều kiện thực thi miễn thủy lợi phí
01/08/2016 Xã hội hóa đầu tư và quản lý thủy lợi nội đồng ở nước ta hiện nay đang được thực hiện phổ biến dưới hình thức “Quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng”. Hình thức này đã hình thành và gắn liền với lịch sử phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất, phòng chống thiên tai ở nước ta, sau đó được phát triển bài bản theo xu hướng, thông lệ chung của quốc tế trong khoảng gần 20 năm gần đây. Trong quá trình phát triển đó, quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng cũng còn không ít bất cập. Bài viết này sẽ giới thiệu những phân tích, đánh giá về thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư và quản lý các hệ thống thủy lợi nội đồng một cách bền vững trong điều kiện thực thi miễn thủy lợi phí hiện nay. ĐẶT VẤN ĐỀ Quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng là một hình thức xã hội hóa công tác thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đây là một trong những chủ trương của nhà nước nhằm huy động các hộ sử dụng nước tham gia vào công tác tưới tiêu góp phần phát triển và khai thác có hiệu quả các hệ thống công trình thủy lợi hiện có, đồng thời phát triển hoàn thiện các hệ thống thủy nông nội đồng. Mặc dù thuật ngữ quản lý tưới có sự tham gia mới được dùng để chỉ sự tham gia của người dân trong các công tác thủy lợi ở nước ta kể từ nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, trên thực tế, sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý vận hành các hệ thống thủy lợi ở nước ta đã được ghi dấu ở nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, bảo vệ mùa màng, tính mạng của người dân, như kênh đào Đông Xuyên nối từ Long Xuyên xuống Rạch Giá, được xây dựng vào những năm 1817-1818 nhờ sự hợp tác dân - binh; kênh Vĩnh Tế nối từ Châu Đốc ra biển Hà Tiên, xây dựng năm 1820-1824. Đó là những công trình mang ý nghĩa quan trọng phục vụ sản xuất và dân sinh ở vùng Tây Nam Bộ của nước ta và có thể coi là những khái niệm đầu tiên về sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực thủy lợi. Những năm về sau, việc huy động sự tham gia của người dân trong xây dựng công trình thủy lợi tiếp tục được thực hiện dưới nhiều cách tiếp cận và hình thức khác nhau như đóng góp tiền, ngày công… chẳng hạn như lao động công ích tham gia xây dựng, tu bổ các công trình phúc lợi công cộng, trong đó có các công trình thủy lợi (bãi bỏ năm 2004). Trong công tác quản lý, cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tưới ban đầu là tập trung huy động sự tham gia của nông dân vào những năm 1970, sau đó đã được phát triển lên cấp độ cao hơn là quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng, bao gồm tất cả các bên liên quan, đặc biệt là những người hưởng lợi nhằm chia sẻ trách nhiệm một cách toàn diện giữa nhà nước và nhân dân trong công tác quản thủy lợi. Thực tế cho thấy, quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng là một trong những giải pháp có triển vọng ở nước ta, điều đó được thể hiện qua kết quả của nhiều dự án có nguồn vốn tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như WB, JICA, ADB, AFD, v.v. Tuy nhiên, sự bền vững của các tổ chức dùng nước (TCDN) vẫn luôn là vấn đề đáng lo ngại khi mà mô hình tổ chức, cơ chế chính sách về tài chính, năng lực của các tổ chức và đặc biệt là khả năng tham gia, đóng góp của người dân còn hạn chế. Theo nhận định chung, giải pháp phù hợp để phát triển bền vững hệ thống thủy lợi nội đồng theo hướng xã hội hóa trong bối cảnh miễn thủy lợi phí như hiện nay cần quan tâm đến 3 yếu tố then chốt là: (1) Mô hình tổ chức quản lý thủy nông cơ sở; (2) Tác động của chính sách miễn thủy lợi phí đối với hoạt động của các TCDN và (3) Hiệu quả sản xuất nông nghiệp và khả năng đầu tư cho quản lý và phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng. Bài viết này sẽ tập trung phân tích, đánh giá 3 yếu tố nêu trên để từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xã hội hóa quản lý và phát triển bền vững hệ thống thủy lợi nội đồng trong điều kiện miễn thủy lợi phí như hiện nay. I. THỰC THI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỦY NÔNG CƠ SỞ II. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH MIỄN THỦY LỢI PHÍ ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC DÙNG NƯỚC III. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG ĐẦU TƯ CHO QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG a) Hiện trạng sản xuất nông nghiệp: (b) Lợi nhuận và khả năng chi trả dịch vụ thủy nông của nông dân: IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XÃ HỘI HÓA QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NỘI ĐỒNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (1) Xã hội hóa quản lý và phát triển thủy lợi nội đồng là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi. Để thực hiện thành công, hiệu quả và bền vững cần áp dụng cách tiếp cận có sự tham gia theo hình thức “dưới lên-trên xuống” để đảm bảo sự thống nhất giữa chủ trương của các cấp chính quyền và sự đồng tình, tham gia của cộng đồng. (2) Hiện nay các tổ chức quản lý và phát triển thủy lợi nội đồng rất đa dạng, bao gồm tư nhân, HTX nông nghiệp, HTX dịch vụ thủy nông, tổ hợp tác dùng nước và cộng đồng thôn, xóm. Cần có chiến lược phát huy vai trò của mọi tổ chức trong cung cấp dịch vụ tưới tiêu và quản lý HTTL nội đồng phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, cụ thể là: - Tại các vùng mà trồng trọt mang lại thu nhập khá, người dân sẵn sàng hơn trong chi trả cho dịch vụ thủy lợi, như ở ĐBSCL, cần khuyến khích các tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ tưới, tiêu và áp dụng thử nghiệm mô hình hợp tác công tư trong đầu tư, quản lý khai thác công trình thủy lợi. - Tại miền Trung và ĐBSH, thử nghiệm đấu thầu cung cấp dịch vụ tưới tiêu và hưởng kinh phí cấp bù thủy lợi phí, đồng thời cần thành lập các Ban phát triển thủy lợi địa phương để huy động, quản lý nguồn kinh phí phát triển nội đồng và đảm bảo phát triển công trình đúng trọng điểm, tuân thủ quy hoạch tổng thể… Ngoài ra cần có cơ chế cho phép tổ chức HTDN thu thủy lợi phí đảm bảo hoạt động trên cơ sở hiệp thương, không phụ thuộc mức trần thủy lợi phí do địa phương quy định. - Tại các vùng với thu nhập từ trồng trọt không cao, cần phát huy vai trò của cộng đồng thôn, xóm trong quản lý thủy lợi nội đồng. (3) Thủy lợi phí nội đồng có quan hệ chặt chẽ với thu nhập hộ gia đình từ trồng trọt. Do vậy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm,… nhằm gia tăng lợi nhuận từ trồng trọt là giải pháp cơ bản góp phần tăng cường sự tham gia của người dân vào xây dựng và quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng. (4) Cùng tham gia đầu tư và chia sẻ lợi ích là phương thức phù hợp nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia đầu tư cần dựa trên thu nhập của người sản xuất nông nghiệp và điều kiện thực tiễn từng vùng. Trong giai đoạn hiện nay, đối với các vùng chưa có khả năng huy động sự tham gia của doanh nghiệp thì tỷ lệ tham gia của nhà nước và người dân hợp lý là 40:60%; đối với các địa phương có điều kiện huy động doanh nghiệp tham gia, như thượng nguồn ĐBSCL, tỷ lệ tham gia đầu tư của nhà nước-Doanh nghiệp-người dân là 15:35:50%, kết hợp với xem xét kéo dài thời hạn được phép khai thác của doanh nghiệp để đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp. (5) Sửa đổi, ban hành các cơ chế chính sách để đồng bộ trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy các thành phần xã hội tham gia xây dựng và quản lý thủy lợi nội đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Douglas L. Vermillion, 2004, Tạo lập môi trường cho các tổ chức dùng nước hiệu quả và bền vững. Hội thảo lần thứ 7 của mạng lưới PIM quốc tế, Albania. [2]. Phạm Bảo Dương, 2009, Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất chính sách bù đắp thu nhập cho những hộ sản xuất lúa trong vùng lúa chuyên canh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. [3]. Trần Tiến Khai, 2007, Cải thiện đời sống nông dân Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Hội nghị Khoa học thường niên, Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. [4]. Tổng cục Thủy lợi, 2012, Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước. [5]. Lê Đức Thịnh, 2007, Giải pháp chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng của các nguồn lực đất đai, lao động, vốn tài chính trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tham luận Hội thảo "Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá và hội nhập". [6]. Trung tâm Tư vấn PIM, 2012, Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện PIM và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển PIM ở Việt Nam. Xem bài báo tại đây: Xã hội hóa quản lý và phát triển bền vững hệ thống thủy lợi nội đồng trong điều kiện thực thi miễn thủy lợi phí Tác giả: TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
ThS. Nguyễn Xuân Thịnh, ThS. Trần Việt Dũng - Trung tâm Tư vấn PIM
PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
Ý kiến góp ý: