Xây dựng bản đồ phân bố diện tích thu hứng nước mưa tối thiểu cho 1m3 nước trữ phục vụ sản xuất và đời sống ở các tỉnh Trung Du, miền núi phía Bắc
03/12/2018Lượng mưa trong vùng trung du miền núi phía Bắc khá phong phú nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Để sử dụng nước mưa cho tưới thì giải pháp thu và trữ là khá phù hợp với đặc thù của vùng. Diện tích thu hứng nước tối thiểu để thu được 1m3 nước mưa trữ phụ thuộc vào lượng mưa và đặc điểm bề mặt thu hứng. Bài viết này giới thiệu kết quả xây dựng bản đồ phân bố diện tích thu hứng nước tối thiểu ứng với hai loại bề mặt điển hình là có gia cố và không gia cố
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững các tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc đã tiến hành rà soát, quy hoạch sản xuất theo hướng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và tập trung khai thác vùng đất dốc. Tuy nhiên, hệ thống công trình thuỷ lợi trong vùng hầu hết là các công trình nhỏ và mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp; nhiều diện tích đất dốc giàu tiềm năng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày nằm ngoài phạm vi phục vụ của các hệ thống thuỷ lợi. Diện tích rừng bị suy giảm kết hợp với tác động bất lợi của biến đổi khí hậu làm nguồn nước về mùa kiệt nên nhiều công trình thủy lợi nhỏ không có dòng chảy vào mùa khô. Phát triển hệ thống hồ chứa sẽ đáp ứng được yêu cầu sử dụng nước nhưng tính hiệu quả không cao đối với các diện tích tưới phân tán. Lượng mưa trong vùng khá phong phú nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Để sử dụng nước mưa phục vụ tưới thì giải pháp thu trữ có nhiều ưu điểm như công trình quy mô nhỏ, dễ xây dựng và quản lý vận hành, chi phí đầu tư thấp, hạn chế xói mòn bề mặt lưu vực…
2. XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH THU HỨNG NƯỚC MƯA
2.1. Tính toán lượng mưa thiết kế (X)
2.2. Xác định hệ số tập trung dòng chảy (C)
2.3. Xác định dung tích cần trữ (Vtổng)
2.4. Xác định diện tích thu hứng (A
2.5. Xây dựng bản đồ diện tích thu hứng nước mưa tối thiểu
3. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. TCXDVN 51:2008 – Thoát nước-Mạng lưới và công trình bên ngoài-Tiêu chuẩn thiết kế. 2008.
[2]. Hà Lương Thuần, Lê Trung Tuân. Công nghệ thu trữ nước và chống xói mòn trên đất dốc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2008.
[3]. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thuộc đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ về cơ sở hạ tầng (thủy lợi và cấp nước sinh hoạt) phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng trung du, miền núi phía Bắc”.
Xem bài báo tại đây: Xây dựng bản đồ phân bố diện tích thu hứng nước mưa tối thiểu cho 1m3 nước trữ phục vụ sản xuất và đời sống ở các tỉnh Trung Du, miền núi phía Bắc
Tác giả:
Nguyễn Thị Kim Dung, Đào Kim Lưu
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: