Xây dựng bản đồ xâm nhập mặn phục vụ việc lấy nước tưới cho hệ thống sông thuộc tỉnh Thái Bình
18/05/2015Thái Bình là một tỉnh ven biển, nằm ở phía Đông Nam đồng bằng Bắc Bộ có các cửa sông Ba Lạt ,Trà Lý và Thái Bình đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Vào các tháng mùa cạn trong năm, vùng hạ lưu bao gồm các huyện Thái Thụy, Tiền Hải và Kiến Xương luôn phải đối mặt với hiện tượng xâm nhập mặn. Mặn xâm nhập sâu vào cửa sông gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác định quá trình xâm nhập mặn trên hệ thống sông theo thời gian và không gian bằng mô hình toán MIKE 11, kết hợp với kết quả khảo sát đo đạc độ mặn đồng bộ tại các cửa sông, trên cơ sở đó xây dựng được bức tranh rõ nét về tình hình xâm nhập mặn vào mùa kiệt năm 2012. Từ các kết quả tính toán trên mô hình dự báo, đã thiết lập được một tập bản đồ ranh giới xâm nhập mặn ứng với các kịch bản dự báo trước về nguy cơ xâm nhập mặn sẽ xảy ra thường xuyên trong tương lai gần cũng như cho giai đoạn 20 - 30 năm tới.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ[1]
Tại các cửa sông ở Thái Bình, thủy triều lên xuống đưa nước biển xâm nhập vào sâu trong nội địa gây không ít khó khăn cho sản xuất nông, công nghiệp. Thực tế cho thấy, từ năm 2003 trở lại đây, dòng chảy cạn trên toàn hệ thống sông Hồng - Thái Bình giảm liên tục và đã giảm xuống tới mức thấp nhất lịch sử. Sự suy giảm nguồn nước, mực nước biển dâng ở vùng cửa sông phía hạ du đã gây nên nhiều hiện tượng đáng lo ngại về xâm nhập mặn .
Do không dự báo trước được xâm nhập mặn nên nhiều địa phương rất lúng túng khi quyết định thời điểm lấy nước cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt trong vụ Đông Xuân. Vì vậy, cần có các nghiên cứu về xâm nhập mặn cũng như hướng dẫn người dân thời điểm lấy nước, đặc biệt là sử dụng các mô hình hiện đại để tính toán nhằm tăng độ chính xác của các giải pháp nâng cao khả năng khống chế mặn để lấy nước tưới. Trước mắt, kết quả nghiên cứu này sẽ phục vụ cho việc sử dụng nước trong mùa kiệt trên các sông chính thuộc tỉnh Thái Bình. Về lâu dài, sẽ làm cơ sở cho việc khai thác sử dụng tài nguyên nước vùng cửa sông và hạn chế tác động có hại của quá trình xâm nhập mặn vào các vùng đồng bằng cửa sông nước ta.
II. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III. THIẾT LẬP MÔ HÌNH MIKE11
Xây dựng cơ sở dữ liệu
Xây dựng mạng thủy lực một chiều
Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE11-HD
Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE11-AD
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chi tiết bài báo xem tại đây: Xây dựng bản đồ xâm nhập mặn phục vụ việc lấy nước tưới cho hệ thống sông thuộc tỉnh Thái Bình
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hùng
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: