Xây dựng hệ số chuyển đổi đất đào sang đất đắp khu vực đồng bằng sông Cửu Long
22/03/2016 Hệ số chuyển đổi đất đào sang đất đắp (KCĐ) là một chỉ số quan trọng trong việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Từ trước tới nay, hệ số này chưa đề cập đến vùng có nền đất yếu trong khi đó thiết kế thi công công trình đất có hệ số đầm nén (K) tương đối cao 0,85 và 0,90 như vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong nghiên cứu này đã đưa ra được quan hệ để xác định hệ số KCĐ theo dung trọng khô của đất tự nhiên ứng với đất đắp thiết kế có hệ số đất đắp đầm nén 0,85 và 0,90. Từ các quan hệ này để xác định khối lượng đất đào theo đất đắp thiết kế phục vụ lập dự toán và thanh toán khối lượng thi công công trình đất ở vùng ĐBSCL. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thi công công trình đất đắp và bờ kênh bằng phương pháp đầm nén rất phố biến ở ĐBSCL. Quá trình thành tạo địa chất và thủy văn vùng này khác hẳn các vùng khác trên cả nước nên việc thiết kế và thi công công trình đất có đặc điểm riêng biệt. Trong khi đó, hệ thống định mức chung cho công tác thi công đất chưa đề cập đến các đặc điểm riêng biệt cho vùng ĐBSCL. Thực tế thi công đắp đập đất ở đồng bằng sông Cửu Long hơn 10 năm qua thấy các tính chất cơ lý của đất có đặc thù riêng biệt như độ tơi xốp, độ ẩm, dung trọng, tính nở rời... khác với những quy định trong hệ thống định mức hiện nay. Vì vậy khi đắp đất, việc tính toán chính xác khối lượng đất cần đào để đắp là một việc hết sức cần thiết để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và kinh tế theo qui định thường gặp nhiều khó khăn. Tại văn bản công bố định mức dự toán xây dựng công trình [1] có đưa ra bảng hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp nhưng không đề cập đến hệ số chuyển đổi cho những loại đất có dung trọng nhỏ nhưng lại đắp với hệ số đầm nén lớn khi thiết kế công trình đất ở vùng ĐBSCL. Mặt khác, hệ số chuyển đổi bình quân theo văn bản đã công bố chỉ có tính chất tham khảo nên việc sử dụng cho một công trình hay một khu vực nhất định là không phù hợp. Hướng dẫn tại văn bản định mức công bố đã cho phép tổ chức tư vấn căn cứ vào tính chất cơ lý của loại đất và đá hỗn hợp để đắp và yêu cầu kỹ thuật cụ thể để tính toán lại hệ số chuyển đổi cho phù hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu tính toán hệ số chuyển đổi đất đào sang đất đắp có hệ số đầm nén thiết kế phổ biến 0,85 và 0,90 tại vùng ĐBSCL là cần thiết và phù hợp với các qui định hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng công trình [2], [3]. Trong những năm gần đây, Viện Kinh tế và quản lý thủy lợi đã phối hợp với các Ban quản lý xây dựng công trình thuộc Bộ NN&PTNT và các địa phương xây dựng bổ sung nhiều định mức, dự toán công tác đất mà hệ thống định mức xây dựng cơ bản chung chưa đề cấp tới và được các cơ quan đơn vị cũng như Bộ NN&PTNT đánh giá cao. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT ĐÀO SANG ĐẤT ĐẮP VÙNG ĐBSCL 3.1 Nghiên cứu tính toán KCĐ0,85 ứng với đất đắp thiết kế có hệ số đầm nén K=0,85 3.2 Nghiên cứu tính toán KCĐ0,90 ứng với đất đắp thiết kế có hệ số đầm nén K=0,90 3.3 Đề xuất hệ số chuyển đổi đất đào sang đất đắp vùng ĐBSCL ứng với hệ số đầm nén đất đắp thiết kế K = 0,85 và K = 0,90 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chi tiết bài báo: Xây dựng hệ số chuyển đổi đất đào sang đất đắp khu vực đồng bằng sông Cửu Long Tác giả: ThS. Nguyễn Mạnh Hà TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi
Ý kiến góp ý: