TextBody
Huy chương 2

Xây dựng mối liên hệ giữa sự biến đổi bề dày bãi bồi ven biển Trà Vinh với chế độ phù sa sông MeKong và nước biển dâng

04/01/2021

Bờ biển Trà Vinh (BBTV) với vị trí đặc biệt nằm ở hạ nguồn sông Mekong, nơi giao thoa với Biển Đông, nên chịu sự chi phối mạnh mẽ của sự biến động lượng bùn cát từ sông Mekong và ảnh hưởng từ sự thay đổi mực nước biển trước tác động của biến đổi khí hậu...

Với giả sử về sự không thay đổi của các yếu tố tác động khác như sóng, gió, điều kiện tự nhiên, tác động của con người, ..., nghiên cứu sử dụng phần mềm Mike 21C F/M tính toán chế độ thủy thạch động lực vùng BBTV với 5 kịch bản (hiện trạng, nước biển dâng theo năm 2030, 2050 và sự suy giảm bùn cát từ sông Mekong 20% - 30%). Lựa chọn một số khu vực biến động đặc biệt của ven biển Trà Vinh, bài báo đã trích xuất kết quả tính toán và tìm ra mối liên hệ giữa sự biến đổi bề dày bãi bồi phụ thuộc vào: thời gian, sự tăng – giảm lượng phù sa sông Mekong và mực nước biển dâng.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, tình trạng bờ biển và hệ thống đê bị sạt lở nghiêm

trọng, xảy ra trên phạm vi rộng lớn không chỉ đối với BBTV mà hầu như t ất cả các t ỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các nhận định từ thự c t ế là do biến đổi khí hậu, nư ớc biển dâng, do con ngư ời phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản và các hậu quả nghiêm trọng do xây dựng các công trình đập ở thượng nguồn sông Mekong,…

Hiện đã và đang có những nỗ lực của các tổ chức trong nước và quốc tế được triển khainhằm hỗ trợ ĐBSCL vượt qua tình trạng nghiêm trọng này, nhưng vẫn còn có những khoảng trống về nghiên cứu cần thực hiện và phát triển chúng về mặt kỹ thuật và kinh tế nhằm hư ớng đến mục tiêu phát triển bền

vững ĐBSCL, cũng như tỉnh Trà Vinh.

Bài báo này nghiên cứu mứ c độ ảnh hưởng của sự suy giảm lượng phù sa sông Mekong và sự gia tăng mự c nước biển đến diễn biến bồi xói khu vực ven biển Trà Vinh. Các kết quả nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ hơn những nhận định về nguyên nhân gia tăng tình trạng sạt lở bờ biển ĐBSCL và Trà Vinh trong những năm gần đây.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU ĐẦU VÀO

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Số liệu thiết lập mô hình

2.3. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình

3. XÂY DỰNG KỊCH BẢN

4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CHẾ ĐỘ BỒI XÓI VÙNG BỜ BIỂN TRÀ VINH CHO CÁC KỊCH BẢN

5. XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ THAY ĐỔI BỀ DÀY BÃI BỒI VỚI THỜI

GIAN, CHẾ ĐỘ PHÙ SA SÔNG MEKONG VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

6. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Văn Huân, "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ khu vực cửa sông Nam bộ ," trong Đề tài cấp Bộ.: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2001-2004.

[2] Hoàng Văn Huân, "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Khoa học Công nghệ dự báo, phòng chống biển lấn đoạn bờ biển tỉnh Trà Vinh và vùng phụ cận," trong Đề tài cấp nhà nước., 2010-2013.

[3] Hoàng Văn Huân, "Nghiên cứu đề xuất cơ sở khoa học và giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh Trà Vinh," thuộc Viện Kỹ Thuật Biển., 2008.

[4] Hoàng Văn Huân, "Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn và đề xuất các giải pháp kỹ thuật phòng chống giảm nhẹ thiên tai khu vực cửa sông Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu," trong Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2000.

[5] Hoàng Văn Huân, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ giảm sóng thân thiện với môi trường phục vụ phòng chống sạt lở trên địa bàn tỉnh trà Vinh., 2014.

[6] Hoàng Văn Huân, "Nghiên cứu, đánh giá diễn biến rủi ro bồi xói vùng ven bờ, cửa sông ĐBSCL," trong Thích ứng với biến đổi khí hậu cho phát triển bền vững Nông nghiệp và Nông thôn các tỉnh ven biển ĐBSCL.: Viện Kỹ Thuật Biển - Viện KHTL Việt Nam, 2012.

[7] Nguyễn Hữu Nhân , "Chuyên đề: Nghiên cứu chế độ thủy thạch động lực học ven biển tỉnh Trà Vinh và dự báo tốc độ bồi xói bằng phương pháp mô hình toán," trong Đề tài nhà nước“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Khoa học Công nghệ dự báo, phòng chống biển lấn đoạn bờ biển tỉnh Trà Vinh và vùng phụ cận”., 2013.


Xem bài báo tại đây: Xây dựng mối liên hệ giữa sự biến đổi bề dày bãi bồi ven bi ển trà vinh với chế độ phù sa sông mekong và nước biển dâng

Tác giả:
Nguyễn Thị Phương Thảo
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM

Hoàng Văn Huân
Viện Kỹ thuật Biển

                                                                                                             TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: