Xây dựng tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng hiệu quả, bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới
23/04/2018Các tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng có vai trò quan trọng trong quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Bài báo này đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức dùng nước, từ đó đề xuất mô hình quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng phù hợp cho các vùng miền và các chỉ tiêu đánh giá tổ chức quản lý hiệu quả, bền vững hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ xây dựng nông thôn mới.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình “Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới“ đã tạo ra cơ hội thuận lợi cho các xã xây dựng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng do Chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay là phong trào đang được cả xã hội quan tâm, được triển khai tích cực, sâu rộng trên địa bàn cả nước. Trên cơ sở Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 41 ngày 04 tháng 10 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Theo đó, các xã đạt tiêu chí thuỷ lợi khi đáp ứng đủ 2 yêu cầu: (1) Đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương theo quy định và (2) Có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Trong đó tiêu chí có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh có chỉ tiêu về tổ chức (Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác) quản lý khai thác và bảo vệ công trình, đảm bảo kênh mương, cống, kè, đập, bờ bao được vận hành có hiệu quả bền vững, phục vụ cho sản xuất, dân sinh, được đa số người dân hưởng lợi đồng thuận. Điều này có nghĩa là xây dựng các tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội quản lý hiệu quả bền vững công trình thủy lợi là yêu cầu quan trọng để thực hiện tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới.
Theo báo cáo kết quả đánh giá tiêu chí thủy lợi của 54 tỉnh, tính đến tháng 6/2015 tỷ lệ bình quân các xã đạt tiêu chí thủy lợi là 50%, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ đạt tỷ lệ cao nhất là trên 70%, vùng Đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ thấp nhất là 32%, còn các vùng khác đạt khoảng 40% [1]. Thực tế cho thấy, các tổ chức dùng nước góp phần quan trọng để duy trì và phát huy hiệu quả của công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Tuy nhiên công tác quản lý thủy nông cơ sở ở nhiều địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hiệu quả hoạt động của tổ chức quản lý công trình thủy lợi còn kém hiệu quả. Do vậy việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng hiệu quả, bền vững là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao trong việc nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi, đồng thời giúp cho các địa phương thực hiện tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới.
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG
2.1. Số lượng, loại hình các tổ chức
2.2 Loại hình Hợp tác xã
2.3 Loại hình Ban quản lý thủy nông
2.4 Loại hình Tổ hợp tác
3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sở NN&PTNT ở các tỉnh (2015). Báo cáo kết quả đánh giá tiêu chí thủy lợi đến tháng 6/2015.
[2] Tổng cục thủy lợi (2012). Báo cáo thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức dùng nước
[3] Trung tâm PIM (2014). Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý thủy lợi, Dự án tăng cường thể chế quản lý nước cho khu mẫu huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
[4] Trung tâm PIM (2013). Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng vùng Bắc Trung Bộ, Đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ về giao thông nông thôn, thủy lợi phù hợp với quy hoạch làng xã phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ”
[5] Trung tâm PIM (2015). Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý thủy lợi, Dự án tư vấn thành lập tổ chức dùng nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Dự án WB6)
[6] Trung tâm PIM (2015). Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý thủy lợi, Đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức dùng nước ở vùng Miền núi phía Bắc”
Xem bài báo tại đây: Xây dựng tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng hiệu quả, bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới
Tác giả:
PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong, PGS.TS. Trần Chí Trung
KS. Đinh Vũ Thùy
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: