Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách là giải pháp quan trọng nhất thực hiện tái cơ cấu ngành thủy lợi và tạo động lực đổi mới nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi hiện có
03/01/2017Công tác thủy lợi hiện đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế và đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, của ngành nông nghiệp. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thiên tai lũ lụt hạn hạn xảy ra khốc liệt hơn, mâu thuẫn về lợi ích giữa các ngành dùng nước ngày càng gay gắt.
Hầu hết công trình thủy lợi xây dựng từ hàng chục năm trước đến nay đã hư hỏng xuống cấp không đáp ứng yêu cầu sử dụng nước của một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, đa dạng. Hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi còn thấp, cơ chế chính sách quản lý nhiều bất cập, chậm đổi mới theo cơ chế thị trường đã và đang ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi. Hoàn thiện khung thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hiện có được coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất hiện nay, chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả đạt được là rất lớn. Đây được coi là hành động thiết thực nhất để thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bài viết phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện khung thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hiện có.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thuỷ lợi hiện có là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của ngành thủy lợi, khi mà nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hạn hẹp không đáp ứng yêu cầu đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp công trình. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, cả nước hiện có 6.648 hồ chứa các loại, khoảng 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn, 234.000 km kênh mương, 25.960 km đê… làm nhiệm vụ tưới tiêu, cấp nước, phòng chống thiên tai, thau chua rửa mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh, kinh tế-xã hội và môi trường sinh thái. Đây là khối tài sản to lớn mà nhà nước và nhân dân đã đổ bao công sức, tiền bạc xây dựng trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Trong bối cảnh mới, nhiệm vụ của ngành thủy lợi rất nặng nề với nhiều khó khăn thách thức như nhu cầu sử dụng nước không ngừng tăng lên, nguồn nước ngày càng khan hiếm; tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thiên tai lũ lụt hạn hạn, xâm nhập mặn xảy ra với tần suất nhiều hơn và khốc liệt hơn; mâu thuẫn về lợi ích giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến nước ngày càng gay gắt nên công tác quản lý ngày càng khó khăn và phức tạp. Trong khi hầu hết các công trình thủy lợi xây dựng từ hàng chục năm trước đến nay đã hư hỏng xuống cấp; nhiệm vụ thiết kế, hiện trạng công trình và đối tượng phục vụ đã không còn phù hợp với thực tiễn sản xuất và yêu cầu của một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, đa dạng, vận hành theo quan hệ cung cầu của thị trường; nhiều cơ chế, chính sách quản lý đã quá bất cập với môi trường sản xuất của cơ chế thị trường đã và đang ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi.
Hoàn thiện khung thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hiện có được coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất hiện nay, chi phí đầu tư thấp mà hiệu quả đạt được là rất lớn và đây được coi là hành động thiết thực nhất để thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhiệm vụ này mở đường cho đổi mới nhưng lại là nhiệm vụ khó khăn nhất. Như TS.Nguyễn Đình Cung đã từng đề cập nhiều lần tại các diễn đàn rằng “Chúng ta nói cải cách thể chế là đúng, nhưng thế nào là cải cách thể chế thì không ai bàn, đột phá về thể chế nghĩa là gì cũng không bàn. Cho nên chúng ta cứ nói mà không hành động được”. Tư duy bao cấp đã ăn sâu vào tiềm thức của một số cán bộ quản lý các cấp nên rất khó chuyển biến, khi đối diện các khó khăn thường đổ lỗi cho “cơ chế” nhưng ít ai thấy trách nhiệm đầu tiên chính là do bộ máy lãnh đạo quản lý điều hành. Hơn nữa việc đổi mới theo cơ chế thị trường, bảo đảm công khai minh bạch các hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của một số ít nhóm người có quyền lực và đó là cản trở lớn nhất khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý. Thực tiễn đã chỉ ra rằng vai trò và ảnh hưởng của người lãnh đạo, quản lý quyết định sự thành công của một công cuộc đổi mới.
Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, những kết quả đã đạt được, các tồn tại bất cập cần phải tháo gỡ và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
3.1. Những kết quả đã đạt được
3.2. Những tồn tại và bất cập trong quản lý khai thác công trình thủy lợi
IV. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ NÂNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Quyết định 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ NN&PTNT ban hành Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có;
[2]. Quyết định 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ NN&PTNT phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi;
[3]. Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 11/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê dyệt Đề án án Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường;
[4]. Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước;
[5]. Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu mô hình quản lý thủy lợi hiệu quả và bền vững phục vụ nông nghiệp và nông thôn, PGS.TS Đoàn Thế Lợi Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi.
[6]. Báo cáo chuyên đề “Hiện trạng về năng lực của các tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi” PGS.TS Đoàn Thế Lợi Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi 2012.
Xem bài báo tại đây: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách là giải pháp quan trọng nhất thực hiện tái cơ cấu ngành thủy lợi và tạo động lực đổi mới nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi hiện có
Tác giả: PGS.TS. Đoàn Thế Lợi
Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: