TextBody

, 24/12/2024

Huy chương 2

Họp nghiệm thu chính thức đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu giải pháp xây dựng mới và nâng cấp các công trình kiểm soát mặn ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu"

25/04/2012

Ngày 30/3/2012, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức buổi họp nghiệm thu chính thức đề tài nghiên cứu cấp Bộ "Nghiên cứu giải pháp xây dựng mới và nâng cấp các công trình kiểm soát mặn ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu" do ThS. Nguyễn Phú Quỳnh- Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài

Các dự án ngăn mặn, giữ ngọt đã và đang được xây dựng ở đồng bằng sông Cửu Long đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác kiểm soát nguồn nước phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Trước tình hình biến đổi khí hậu - nước biển dâng, cùng với tư duy mới về việc xây dựng cống đồng bằng vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là ngăn mặn và là lấy mặn có kiểm soát, chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống lại theo phương pháp luận mới, quan điểm thiết kế mới đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thực tế sản xuất và môi trường.

Thế nào là kiểm soát mặn và nhiệm vụ chính của công trình kiểm soát mặn?

Công trình kiểm soát mặn được hiểu là công trình ngoài chức năng ngăn mặn còn có thể điều tiết được dòng chảy, hay nói cách khác là có cửa van điều tiết và thường được gọi là cống (cống ngăn mặn, hoặc cống kiểm soát mặn), chỉ một số được gọi là đập như đập xà lan, đập trụ đỡ. Nhiệm vụ chính của công trình kiểm soát mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là kiểm soát dòng chảy qua cống, ngăn triều tùy kịch bản dùng nước và bảo vệ an toàn sản xuất mà vận hành phù hợp.  

Mục tiêu của đề tài: (1) Đề xuất các giải pháp xây dựng mới công trình thủy lợi kiểm soát mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (trang thiết vị và các công trình phụ cận) nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu; (2) Đề xuất các giải pháp nâng cấp công trình thủy lợi kiểm soát mặn hiện có ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu, phân tích về hiện trạng cũng như quy hoạch công trình kiểm soát mặn của các công trình kiểm soát mặn thuộc 7 tỉnh nằm dọc ven biển của đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Đề tài đã đạt được những kết quả như: Xây dựng được bộ số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng dân sinh, kinh tế xã hội, môi trường... vùng đồng bằng sông Cửu Long; đã ứng dụng công nghệ mới tính toán thiết kế cửa van và thiết bị đóng mở cho công trình xây mới và nâng cấp công trình kiểm soát mặn; đưa ra được quy trình công nghệ thiết kế thi công xây dựng mới và nâng cấp công trình kiểm soát mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; xây dựng được tài liệu hướng dẫn, tham khảo quy trình tính toán thiết kế nâng cấp và xây dựng mới các công trình kiểm soát mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; các kết quả nghiên cứu của đề tài đã được chuyển giao và ứng dụng vào thực tế như thiết kế kỹ thuật nâng cấp cống Ba Lai và thiết kế mới cống Rạch Cừ cho Sở Nổng nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre; kết quả của đề tài được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước.

Ý kiến góp ý: